largeer

Share This Post

SG247

Khu dân cư vắng hoe, người lao động hết cơ hội mua đất nền

Khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước 4 tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương sau nhiều năm triển khai vẫn vắng hoe. Giá đất bị thổi lên cao khiến người lao động ngoại tỉnh khó có cơ hội tiếp cận đất nền.

Khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước 4 thuộc phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được triển khai xây dựng đã hơn 10 năm nay. Trong quy hoạch khu dân cư Mỹ Phước 4 và công nghệ cao Mỹ  4 - Bình Dương là dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương.

Ngoài phần đất quy hoạch xây dựng nhà máy, còn đất để xây dựng khu đô thị bao gồm khu biệt thự, nhà phố liên kết, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, công viên cây xanh, trường học... Tuy nhiên, sau gần 10 năm, nơi này vẫn vắng hoe, nhiều nơi vẫn chỉ là bãi đất trống.

Khu dân cư Mỹ Phước 4 (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) hoang vắng sau nhiều năm triển khai. Ảnh: Dương Bình

Khu dân cư Mỹ Phước 4 (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) hoang vắng sau nhiều năm triển khai. Ảnh: Dương Bình

Các khu dân cư mới khoảng 10-20% diện tích được xây dựng, chủ yếu là những người môi giới bất động sản xây nhà để làm văn phòng. Một số hộ dân xây dựng nhà ở thì phải tự khoan nước vì vẫn chưa có nước sạch.

Các tuyến đường rộng thênh thang nhưng không có dân cư về ở. Ảnh: Dương Bình

Các tuyến đường rộng thênh thang nhưng không có dân cư về ở. Ảnh: Dương Bình

Từ năm 2017 đến nay, tại đây liên tiếp sốt đất. Giới đầu cơ và môi giới liên tục tung chiêu đẩy giá đất lên cao. Năm 2016, giá đất tại đây chỉ khoảng 400 triệu đồng một nền 150m². Đầu năm 2019 tăng lên 900 triệu đồng. Đến năm 2021 đã tăng lên 1,55 tỉ đồng 1 nền 150m².

Giá đất bị thổi lên đỉnh điểm, các giao dịch xoay quanh giới đầu tư. Người lao động, nhất là những công nhân xa quê ở các khu công nghiệp xung quanh không còn cơ hội tiếp cận nhà đất.

Khu đất đã ra được sổ đỏ, tuy nhiên chỉ qua tay các nhà đầu tư. Ảnh: Dương Bình

Khu đất đã ra được sổ đỏ, tuy nhiên chỉ qua tay các nhà đầu tư. Ảnh: Dương Bình

Empty
Giới đầu cơ và môi giới liên tục thổi giá khiến giá đất tăng chóng mặt, người lao động trong các nhà máy không còn cơ hội tiếp cận đất nền. Ảnh: Dương Bình

Giới đầu cơ và môi giới liên tục thổi giá khiến giá đất tăng chóng mặt, người lao động trong các nhà máy không còn cơ hội tiếp cận đất nền. Ảnh: Dương Bình

Dự án Trường Đại học Thủ Dầu Một cơ sở 2 với 57ha trong khu đô thị Mỹ Phước 4 được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn là dải đất trống. Ảnh: Dương Bình

Dự án Trường Đại học Thủ Dầu Một cơ sở 2 với 57ha trong khu đô thị Mỹ Phước 4 được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn là dải đất trống. Ảnh: Dương Bình

"Tôi vào đây làm công nhân đã hơn 10 năm nhưng vẫn còn ở trọ. Tôi cũng muốn mua đất xây nhà, tuy nhiên giá đất tăng chóng mặt. Lương vợ chồng công nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống. Chúng tôi cũng tính vay ngân hàng để mua, nhưng giá đất hiện nay thì trả nợ không nổi. Xa quê đã lâu, nhưng nếu không an cư được, vợ chồng tôi tính chuyện trở về quê, vì gần nhà cũng có nhiều công ty, xí nghiệp rồi"- anh Bùi Văn Biện (34 tuổi, quê Hòa Bình làm thợ may ở Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, thị xã Bến Cát) chia sẻ.

Theo Lao Động

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công