largeer

Mây lang thang

Mây lang thang

2022-07-15 10:30:00

Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ không?

Người giám hộ có quyền bán tài sản là động sản, bất động sản của người được giám hộ không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp nếu không bán/thế chấp..tài sản của người được giám hộ thì rất khó để người giám hộ có thể đảm bảo nhu cầu sống, sinh hoạt, học tập của người được giám hộ. Vậy, việc bán tài sản này có được pháp luật cho phép không? Thủ tục bán thế nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi năm nay 55 tuổi, đang là người giám hộ cho cháu nội của mình (do cháu tôi năm nay mới 5 tuổi và không còn cha mẹ). Nay, tôi muốn bán tài sản mà cháu nội tôi được hưởng là chiếc ô tô và thửa đất mà bố mẹ cháu để lại nhằm mục đích mở cho cháu sổ tiết kiệm ở ngân hàng, dùng tiền lãi để chi trả cho chi phí sinh hoạt cho cháu.

Nếu để ô tô và thửa đất ở đó thì cũng không có chi phí để nuôi nấng cháu tôi được đàng hoàng. Vậy Luật sư có thể cho tôi được biết, là người giám hộ, tôi có quyền bán tài sản của cháu tôi không? Và nếu được bán thì thủ tục thực hiện thế nào?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ hay không mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp như sau:

Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ không?

Trước hết, Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người giám hộ được quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ với mục đích vì lợi ích của người được giám hộ. Tuy nhiên, pháp luật lại không nêu rõ, hướng dẫn cụ thể những tiêu chí để xác định vì lợi ích của người được giám hộ.

=> Do đó, trên thực tế, có thể hiểu những giao dịch mang lại lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ, phục vụ cho cuộc sống của người được giám hộ và có thể gìn giữ, gia tăng giá trị tài sản của người được giám hộ là những giao dịch mang lại lợi ích cho người được giám hộ.Cụ thể, người giám hộ thực hiện việc quản lý tài sản (trong đó có quy định về việc mua bán tài sản của người được giám hộ) theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015. Chi tiết như sau:

Một là, trường hợp người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sựTại đây, người giám hộ thực hiện việc quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình (việc quản lý bao gồm cả chăm nom, quản lý, sử dụng, cải tạo, sửa chữa hỏng hóc, gìn giữ,...tài sản);

Người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ (tài sản có thể bao gồm bất động sản, động sản, quyền tài sản của người được giám hộ; các giao dịch dân sự có thể là mua bán, tặng cho, chuyển đổi, thế chấp, cầm cố…);

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ:Mặc dù pháp luật quy định phải có sự đồng ý của người giám sát giám hộ thì người giám hộ mới được thực hiện giao dịch bán, trao đổi, cho thuê…tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ, nhưng lại không quy định rõ thế nào là tài sản có giá trị lớn, có tiêu chí gì để xác định tài sản giao dịch là tài sản lớn, việc đồng ý của người giám sát giám hộ được thể hiện như thế nào,...Chính vì sự quy định không rõ ràng, chi tiết mà trên thực tế việc áp dụng điều khoản này để tiến hành các giao dịch dân sự có rất nhiều khó khăn, thậm chí là có nhiều tranh chấp;

Người giám hộ không được tặng cho tài sản của người được giám hộ cho người khác;Pháp luật về dân sự không cho phép thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ giữa giữa người giám hộ với người được giám hộ. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ trong trường hợp này đều vô hiệu (trừ giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ).

Hai là, trường hợp người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Việc quản lý tài sản của người được giám hộ trong trường hợp này được thực hiện theo Quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định như đối với việc quản lý tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi.

Điều đó đồng nghĩa là người giám hộ có thể không phải thực hiện toàn bộ việc quản lý tài sản như đối với người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên.

Vậy nên, đối chiếu quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi có một số kết luận về điều kiện cũng như quyền mua bán tài sản của bạn đối với tài sản của cháu bạn (chưa thành niên) như sau:

Bạn vẫn có quyền bán tài sản là chiếc xe ô tô, nhà đất của cháu bạn cho người khác nếu có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (là một trong những người thân thích của người được giám hộ hoặc cá nhân, pháp nhân khác được những người thân thích của người được giám hộ lựa chọn; nếu không có ai hoặc không tự cử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã là người cử người giám sát giám hộ);Thông thường, việc đồng ý cho bán tài sản của người giám sát việc giám hộ được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực hoặc có thể ghi nhận sự đồng ý trực tiếp vào văn bản/hợp đồng mua bán/chuyển nhượng tài sản.

Và việc bạn bán tài sản của cháu mình phải vì quyền lợi hợp pháp của cháu;

Hợp đồng mua bán tài sản bán là đất đai, ô tô thì phải được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật.

Kết luận: Người giám hộ vẫn được quyền bán tài sản của người giám hộ, trong đó cần lưu ý, đối với những tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ thì phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ khi bán. Đồng thời, người giám hộ bán tài sản của người được giám hộ phải vì lợi ích, quyền lợi hợp pháp của người được giám hộ.

nguoi-giam-ho-co-quyen-ban-tai-san_0807133237

Thủ tục bán tài sản của người được giám hộ ra sao?

Theo những phân tích trên, người giám hộ được quyền bán tài sản của người được giám hộ khi có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (áp dụng đối với tài sản có giá trị lớn) và phải vì lợi ích của người được giám hộ.

Căn cứ quy định của Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Luật Đất đai 2013 khi tài sản là ô tô, nhà đất đủ điều kiện tham gia giao dịch mua bán/chuyển nhượng thì các bên thường thực hiện việc mua bán/chuyển nhượng tài sản này theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bên bán tài sản:

Giấy tờ chứng minh việc giám hộ (giấy tờ chứng minh đã đăng ký giám hộ tại Ủy ban nhân dân xã hoặc Quyết định của Tòa án có thẩm quyền về việc cử người giám hộ);

Giấy tờ tùy thân của người được giám hộ, người giám hộ (căn cước công dân/chứng minh nhân dân);

Giấy tờ chứng minh nơi ở (sổ hộ khẩu);

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đất: Giấy chứng nhận, đăng ký xe ô tô;

Giấy tờ chứng minh việc đồng ý cho phép bán tài sản của người được giám hộ của người giám sát việc giám hộ: Ví dụ văn bản đồng ý cho bán tài sản được công chứng/chứng thực…

Các giấy tờ hợp pháp khác theo yêu cầu của văn phòng công chứng/phòng công chứng/người có thẩm quyền ký chứng thực hợp đồng;

Bên mua tài sản:

Giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của bên mua;

Giấy chứng nhận kết hôn/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu cần);

Dự thảo hợp đồng đã được hai bên thỏa thuận;

Bước 2: Ký hợp đồng

Các bên thực hiện ký kết hợp đồng mua bán ô tô hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại văn phòng công chứng/phòng công chứng/Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên theo quy định

Thực hiện thủ tục sang tên/đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại văn phòng đăng ký đất đai;

Thực hiện sang tên xe ô tô tại cơ quan công an có thẩm quyền.

Như vậy, thủ tục mua bán/chuyển nhượng tài sản của người được giám hộ được thực hiện theo các bước như chúng tôi nêu trên.

Trên đây là giải đáp về người giám hộ có quyền bán tài sản, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 0845.247.247 để được hỗ trợ.