largeer

Minh  Tiến

Minh Tiến

2022-12-13 07:13:00

Nhà đầu tư giằng co tâm lý: Xuống tiền đi “săn” BĐS hay tiếp tục chờ đợi thêm, và đây là lời khuyên của người trong cuộc

Mới đây, thông tin nới room tín dụng thêm từ 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, lần nữa khiến giới đầu tư địa ốc có thêm “chút hi vọng”. Mặc dù, theo chia sẻ của nhiều người, điều này không mang lại hiệu quả rõ rệt đối với thị trường BĐS.

Nhà đầu tư có tài chính tốt “lưỡng lự” xuống tiền

Bên cạnh các nhà đầu tư phòng thủ hoặc “cố thủ”, không xuống tiền mua BĐS ở thời điểm này thì không ít trường hợp vẫn ở trạng thái giằng co. Tức, họ vừa muốn “săn” BĐS vì sợ lỡ cơ hội, vừa nghe ngóng và cố chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường.

Tâm lý này xuất phát từ các yếu tố chính sách tín dụng chưa ổn định. Nhiều người mua ngần ngại tham gia thị trường vì lãi suất ngân hàng liên tục tăng. Trong khi, việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Một bộ phận nhà đầu tư dù có tài chính sẵn nhưng e dè vì có thể chôn vốn khi người mua tham gia thị trường khá ít.

Thông tin nới room tín dụng thêm 1,5-2% mới đây phần nào mang đến “chút hi vọng” cho nhà đầu tư. Theo đó, trên các diễn đàn đầu tư BĐ S đang xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều về việc đầu tư đón đầu vào thời điểm trầm lắng hay tích trữ vốn chờ tín hiệu rõ ràng hơn. Nhiều người cho rằng, có thể qua năm 2023, chính sách tín dụng “cởi mở thực sự” là cơ hội cho những ai đi trước đón đầu.Không ít nhóm đầu tư cho rằng, khi có dòng vốn nhàn rỗi thì nên chốt các giao dịch BĐS tiềm năng để làm đầy giỏ hàng cuối năm, chuẩn bị cho mùa giao dịch vào quý 2/2023. Nhiều người lại tính toán đến phương án giữa việc kinh doanh và đầu tư BĐS nên ưu tiên dòng vốn sẵn cho bên nào. Họ tin rằng có thể vay ngân hàng vào cuối năm nay bù đắp vào việc kinh doanh, còn tiền nhàn rỗi đem bỏ vào đất. Năm sau, thị trường phục hồi thì khoản đầu tư đó lời tốt. Không ít nhóm đầu tư đã “ngắm nghía” các sản phẩm tốt, đang giảm giá chỉ cần gom đủ vốn là thương lượng hoặc “ép giá”. Hoạt động gom hàng tuy đã âm thầm diễn ra trên thị trường BĐS nhưng nhìn chung chưa bùng nổ vì tâm lý nhà đầu tư còn khá e dè.

“Hiện tôi gửi phần lớn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để đón lãi suất huy động cao . Nhìn chung thời điểm này dự trữ tiền mặt vẫn hơn là đầu tư. Đồng thời, tôi vừa tập trung vào sản xuất kinh doanh, vừa quan sát thị trường BĐS để tìm điểm rơi”, một nhà đầu tư BĐS chia sẻ.