largeer

Share This Post

SG247

Sau một cơn bão cảng biển 257 tỉ vừa xây xong hư hỏng, xuống cấp

Sau một năm hoàn thành, cảng Bến Đình ở huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn hoang vắng, đìu hiu. Sau hai trận bão lớn vào cuối năm 2020, cảng Bến Đình xuất hiện các vết nứt kéo dài, nhiều mảng gạch lót bị bong tróc. Nhà ga của cảng cũng bị sóng cuốn lớp thảm nhựa, trần la phông bị lột, nhiều tấm cửa kính bị vỡ. Nhà thầu đang huy động nhân lực, phương tiện để khắc phục các hạng mục hư hỏng của công trình này.

Theo PLO online thông tin, cảng Bến Đình (Lý Sơn, Quảng Ngãi) được kỳ vọng là đầu mối giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn, đặc biệt là ngành du lịch. Thế nhưng, dự án cảng Bến Đình do Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi (sau này bàn giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông) làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 257 tỉ đồng xây dựng xong vẫn chưa thể đưa vào sử dụng bị bão làm hư hại.

cang2

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 11-2016, dự kiến sẽ hoàn thành sau 18 tháng, đây là dự án có bến cập tàu dài 87 m, kè bảo vệ bờ, diện tích đất lấn biển 4,8 ha, khu vực cảng rộng 3,1 ha, nhà ga rộng 1.000 m2, nhà làm việc 250 m2 và nhiều hạng mục khác. Khi đi vào hoạt động, cảng Bến Đình cho phép một tàu tải trọng 2.000 DWT, một tàu 1.000 DWT và một tàu khách 400 ghế neo đậu cùng lúc. Sau nhiều lần trễ hẹn, cảng được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 7-2020. Thế nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Hoạt động tàu cá, vận tải hàng hóa, hành khách đều dồn về cảng Lý Sơn - vốn có chức năng phục vụ hoạt động tàu cá, được xây dựng từ hơn 20 năm trước.

Dưới ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 9 và số 13 (năm 2020), đặc biệt là cơn bão số 9 khu nhà điều hành cảng Bến Đình xuất hiện nhiều vệt loang lổ, cửa kính bị bể nằm la liệt, các vị trí kính bể được che tạm bợ. Phía bên trong, la phông trần, hệ thống điện bị hư hỏng nghiêm trọng. Ở hạng mục cầu cảng, hai bên lề đường ra bến cảng hư hỏng nhiều vị trí, gạch lót bị sóng biển công phá nằm ngổn ngang. Lớp bê tông bảo vệ và lớp nhựa mỏng phủ trên bề mặt cầu cảng bong tróc nhiều chỗ, có điểm diện tích bong tróc lên đến hàng chục mét vuông.

cang1

Cùng nói về vấn đề này, trên zing.vn có bài viết nghi vấn cảng biển đặt sai vị trí nên mới chỉ sau cơn bão đã hư hỏng nặng thậm chí đến nay vẫn chưa thể xác định được ngày có thể đưa vào dử dụng.

Dẫn lời trên zing.vn, ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết địa phương nhiều lần gửi văn bản kiến nghị chủ đầu tư nghiệm thu công trình. Tuy nhiên, đến nay, cảng Bến Đình vẫn chưa được đưa vào khai thác.

cang

Ban đầu, chủ đầu tư dự kiến xây dựng cảng Bến Đình ngay phía trước đình làng An Vĩnh, cách 2 km về phía tây so với vị trí hiện tại. Sau đó, do người dân phản ứng nên công trình được dời xuống xây dựng ở khu vực có gò san hô.

"Cầu cảng được thiết kế theo chữ L, ở vị trí thường xuyên hứng chịu sóng lớn nên mỗi khi thời tiết gió cấp 5, cấp 6 thì tàu thuyền không thể vào neo đậu được", ông Thành nói.

Ở góc nhìn chuyên môn, ông Lê Kế Lâm, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam, cho biết về nguyên tắc, khi xây dựng cảng biển phải tuân thủ theo quy luật tự nhiên. Cảng biển xây dựng ở khu vực bãi ngang, gò cạn san hô cảng Bến Đình là bất hợp lý. Khi gò san hô càng bị khoét sâu, dao động sóng đẩy vào bờ càng lớn, gây phá hỏng công trình.

"Huyện đảo Lý Sơn ở nơi đầu sóng ngọn gió nhưng cảng này không có kè chắn sóng, gió thì công trình nào mà chống chịu nổi. Năng lượng sóng dựa vào bước sóng, tốc độ di chuyển theo gió. Do vậy, sóng tràn vào đến cảng Bến Đình mới giải phóng năng lượng thì khó có bê tông, cốt thép nào chịu nổi", ông Lâm nói.

Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam cho rằng cần làm kè chắn sóng, gió ở bên ngoài để tiêu sóng. Có như vậy, tàu thuyền mới có thể ra vào cảng Bến Đình an toàn.

Còn TS Bùi Việt Đông, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Chủ nhiệm đồ án thiết kế cảng Bến Đình, cho biết đơn vị đã điều tra các yếu tố thủy hải văn trên mô hình toán (bằng phần mềm MIKE-21).

Kết quả cho thấy vị trí xây cảng chịu tác động chủ yếu của sóng hướng Đông - Nam vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) với chiều cao từ 0,6 m đến 0,9 m tại khu vực nước sâu. Khi lan truyền vào trong thì cột sóng cao từ 0,5 m đến 0,7 m. Đây là hướng sóng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cảng. Tại thời điểm tháng 7/2020, cảng chịu tác động của hướng sóng này, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì cảng hầu như không chịu tác động của sóng.

Để hạn chế nhược điểm này, TS Đông đề xuất cơ quan chức năng cần tiếp tục xây dựng kè chắn sóng cho cảng Bến Đình thì mới đáp ứng yêu cầu đề ra. So với các cảng ở đảo thì mức độ khai thác chỉ đạt từ 60% đến 70%, thậm chí là 50% mỗi năm. Muốn tăng thời gian khai thác thì các ngành, địa phương phải đầu tư xây dựng kè, đê chắn sóng cho cảng, biến cảng hở trở thành cảng kín.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công