largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

58 container hồ tiêu mắc kẹt ở Nepal được “giải cứu” về Việt Nam

Hiện, Bộ Công thương và vật tư Nepal đã yêu cầu hải quan nước này cho phép 58 container hồ tiêu đang mắc kẹt được tái xuất về nước theo mong muốn của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo vnexpress.net, Hải quan Nepal đã có văn bản gửi tất cả các chi cục hải quan yêu cầu cho phép các container hồ tiêu mắc kẹt được tái xuất.

Ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Công Thương cho biết, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với đối tác nhập khẩu Nepal hoàn thiện chứng từ tái xuất lô hàng theo quy định.

Empty

Trước đó ngày 13/7, 13 doanh nghiệp đã có đơn kêu cứu lên Thủ tướng liên quan đến việc 58 container (trị giá khoảng 3 triệu USD) mắc kẹt tại Nepal gần 3 tháng qua do thị trường này đưa ra quy định cấm nhập khẩu hồ tiêu thiếu nhất quán. Cụ thể, lý do đưa ra là Nepal áp dụng lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng, trong đó có hồ tiêu dù thời gian chốt đơn hàng, vận chuyển đi đều hoàn thành trước khi có lệnh cấm này.

Ngày 23/7, trong buổi làm việc giữa Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp có hồ tiêu xuất khẩu bị kẹt ở Nepal, các doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan hỗ trợ trao đổi để 5 hãng tàu liên quan đến 58 container chia sẻ chi phí với doanh nghiệp xuất khẩu.

Được biết, các doanh nghiệp liên quan đến vụ việc này đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó các thiệt hại từ vụ việc đến doanh nghiệp là rất nghiêm trọng. Hiện các DN mong muốn được thông quan hoặc kéo hàng về để tránh hàng nằm quá lâu tại bãi, tốn chi phí. Theo đại diện một DN, mỗi container hồ tiêu trị giá khoảng 60.000 USD, và phí lưu kho, lưu bãi tính đến giữa tháng 7 đã vượt 30-40% giá trị lô hàng.

Empty

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã đề nghị phía Hiệp hội Hồ tiêu và các DN nhanh chóng thống kê giá trị thiệt hại cụ thể đến thời điểm hiện tại và tính toán sơ bộ các thiệt hại nếu việc lưu kho bãi tiếp tục bị kéo dài do phía Nepal gây ra, liên tục cập nhật các diễn biến mới nhất của vụ việc, gửi Bộ Công thương để nắm thông tin và có phương án phản hồi, trao đổi đề xuất với phía Nepal.

Đồng thời, ông Hưng cũng lưu ý các DN trong hoạt động kinh doanh quốc tế, cần tìm hiểu kỹ thông tin về nước sở tại, các thủ tục xuất nhập khẩu của nước đối tác cũng như tìm hiểu kỹ đối tác của mình. Trong trường hợp DN cần hỗ trợ đối với các thông tin nói trên, Hiệp hội và DN có thể liên hệ với Bộ Công thương hoặc liên hệ trực tiếp với Thương vụ Việt Nam tại thị trường đó.

Ngoài ra, các DN nên cân nhắc sử dụng các điều kiện thanh toán thương mại quốc tế ít rủi ro như T/T hoặc việc mở L/C at sight, 100%, không hủy ngang. Hiệp hội cần phát huy vai trò kết nối các doanh nghiệp, định hướng cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh việc cạnh tranh phá giá, dẫn đến việc Chính phủ các nước áp dụng các biện pháp/quy định hạn chế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công