largeer

Share This Post

SG247

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án làm đường hơn 2 năm vẫn "giậm chân tại chỗ" vì vướng... cây sương sâm

Nếu áp dụng quyết định 66 để đền bù cây sương sâm mà không tính mật độ thì số tiền đền bù cho hai hộ dân là hơn 3,3 tỷ đồng/3.656m2.

Huyện lo thất thoát ngân sách

Công trình đường Bình Ba - Bình Trung (huyện Châu Đức) được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt chủ trương đầu tư từ tháng 6/2017 và được UBND huyện Châu Đức ban hành thông báo thu hồi đất vào tháng 5/2018. Đến nay, UBND huyện Châu Đức đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân, chỉ còn lại hai hộ chưa phê duyệt phương án bồi thường do vướng đền bù cây sương sâm.

Theo UBND huyện Châu Đức, quá trình thực hiện công tác kiểm kê tài sản và vật kiến trúc trên phạm vi đất thu hồi làm đường có hai hộ ông Đào Văn Đà và Nguyễn Quốc Thanh trồng sương sâm. Trong đó, hộ ông Đà có diện tích thu hồi hơn 663m2/57.958 cây, ông Thanh có gần 3.000m2/266.872 cây. Tổng số cây sương sâm của hai hộ này đều được trồng trên diện tích đất thu hồi để làm đường.

Nếu áp dụng Quyết định 66 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì hai hộ trồng sương sâm được đền bù hơn 3,3 tỷ đồng/3.656,2m2

Nếu áp dụng Quyết định 66 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì hai hộ trồng sương sâm được đền bù hơn 3,3 tỷ đồng/3.656,2m2

Theo Quyết định 66/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt là Quyết định 66) về quy định áp giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, diêm nghiệp khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh thì cây sương sâm không quy định mật độ.

Tuy nhiên diện tích trồng cây sương sâm của hộ dân về mật độ trồng quá dày, không tuân thủ quy trình kỹ thuật nên khó cho năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Nếu áp dụng đơn giá để tính bồi thường là 10.200 đồng/cây thì số tiền bồi thường cho hai hộ dân này trên 3,3 tỷ đồng/3.656,2m2, chưa kể phần bồi thường mái che.

“Việc không quy định mật độ trồng cây sương sâm dẫn đến so bì, không đồng tình của người dân có đất thu hồi trong việc bồi thường cây trồng. Dẫn chứng là giá bồi thường cho 1.000m2 đất trồng cây tiêu loại A (loại cây có giá trị nhất) chỉ có 150 triệu đồng. Tuyến đường cả trăm hộ dân phải giải toả, thu hồi đất và đền bù cây cối, hoa màu chưa đến 7 tỷ đồng. Trong khi hai hộ dân trồng sương sâm với diện tích khoảng 3.650m2 mà bồi thường hơn 3,3 tỷ thì quá bất hợp lý về giá trị bồi thường”, một lãnh đạo UBND huyện Châu Đức nói.

Để tránh thất thoát ngân sách cho nhà nước và so bì, khiếu nại giữa các hộ dân, UBND huyện Châu Đức kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét quy định mật độ đối với cây sương sâm.

Sở NN&PTNT bất nhất

Từ kiến nghị của UBND huyện Châu Đức, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giao Sở NN&PTNT tỉnh này tham mưu, đề xuất. Ngày 25/10/2018, Sở NN&PTNT có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép huyện Châu Đức căn cứ mật độ trồng cây sương sâm là 13.000 cây/1.000m2 để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Đến ngày 3/12/2018, Sở NN&PTNT tiếp tục có văn bản đề xuất bổ sung mật độ trồng sương sâm và cho phép khảo sát để đề xuất UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép áp dụng mật độ để tính bồi thường, hỗ trợ cây sương sâm. Đề xuất này của Sở NN&PTNN sau đó được UBND tỉnh đồng ý.

Trong thời gian tổ chức khảo sát mật độ trồng cây sương sâm thì ngày 13/5/2019, Sở NN&PTNT lại có văn bản kiến nghị UBND tỉnh giao UBND huyện Châu Đức trên cơ sở biên bản kiếm đếm thực tế và căn cứ quyết định 66 để áp giá lập phương án bồi thường cây sương sâm khi nhà nước thu hồi đất. Không đồng tình với Sở NN&PTNT, huyện Châu Đức đã liên tục có văn bản kiến nghị tỉnh tổ chức họp các ban ngành để giải quyết.

Công trình đường Bình Ba - Bình Trung đoạn đi qua hai hộ trồng sương sâm bị “tắc” lại không thể triển khai xây dựng.

Công trình đường Bình Ba - Bình Trung đoạn đi qua hai hộ trồng sương sâm bị “tắc” lại không thể triển khai xây dựng.

Mới đây nhất, ngày 5/5/2020 Sở NN&PTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại có văn bản ý kiến chủ trương thay thế, bãi bỏ quyết định 66. Theo đó Sở này kiến nghị bãi bỏ quyết định 66 và không ban hành quyết định giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, diêm nghiệp mới để thay thế mà chỉ ban hành giá bồi thường vật nuôi là thuỷ sản. Lý do, không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Điều 90 của Luật Đất đai năm 2013 (không giao cho địa phương quy định về việc bồi thường trong lĩnh vực diêm nghiệp và bồi thường đối với vật nuôi, cây trồng không phải là thuỷ sản khi nhà nước thu hồi đất).

Dự án chậm tiến độ vì vẫn phải chờ

Do chưa thực hiện được việc bồi thường nên dự án đường Bình Ba - Bình Trung đoạn đi qua khu đất hai hộ dân trồng sương sâm bị “tắc” lại. Trong khi hai hộ dân trồng sương sâm cũng liên tục phản ánh, khiếu nại việc đền bù khiến địa phương loay hoay.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng khi huyện Châu Đức có kiến nghị, tỉnh đã tổ chức họp với các ban ngành, chính Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã có kiến nghị sửa quyết định 66. Ban đầu Sở NN&PTNT đề nghị sửa quyết định 66 theo kiến nghị các địa phương, bởi không chỉ có cây sương sâm mà có tới 65 loại cây phải tính toán lại.

Tuy nhiên, Sở Tư pháp qua rà soát thì cho rằng không phải sửa quyết định 66 mà phải huỷ vì không phù hợp với Luật Đất đai. Bởi Luật Đất đai quy định nếu đền bù giải toả thì căn cứ vào thực tế vào thời điểm đó, lấy giá thị trường và điều tra thực tế tại thời điểm thu hồi đất để tính toán áp vào giá đền bù. Thời điểm nào đền bù thời điểm đó.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công