largeer

Share This Post

SG247

Bán 'bánh vẽ' giá cao, giám đốc công ty Nam Tiến có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

Mặc dù không có cơ sở hạ tầng và cũng chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vì nằm trong vùng lõi 21.000 ha khu Sân bay Quốc tế Long Thành… nhưng ông Trần Đức Phương và công ty Nam Tiến vẫn “vẽ” ra một dự án với quy mô hoành tráng, đẹp như tranh với hàng loạt tiện ích không tưởng nhằm chiếm đoạt tài sản...

Theo Sao.baophapluat.vn chia sẻ Dù không có đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng như chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, nhưng công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Xây dựng BĐS Nam Tiến vẫn ngang nhiên đưa ra làm “dự án” và bán cho khách hàng với giá cao? Thông qua bài viết: Đồng Nai: Giám đốc công ty Nam Tiến bị tố vay nợ không trả, “vẽ” dự án bán cho khách hàng

Toàn cảnh khu đất được Công ty Nam Tiến bán cho khách hàng N.Đ.S

Toàn cảnh khu đất được Công ty Nam Tiến bán cho khách hàng N.Đ.S

Vừa qua, phóng viên Pháp luật Sao nhận được phản ánh của ông N.Đ.S về việc ông Trần Đức Phương, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Xây dựng BĐS Nam Tiến (Công ty Nam Tiến) đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của ông số tiền 2.761.000.000 đồng.

Cụ thể, ông N.Đ.S cho biết, ngày 05/10/2017, ông cùng ông Trần Đức Phương có ký với nhau hợp đồng mua bán thửa đất số 249 tại khu đô thị xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Khu đô thị Nam Phát) với tổng diện tích 502 m2 và giá trị của hợp đồng nói trên là 2.761.000.000 đồng.

Cũng trong ngày 05/10/2017, ông N.Đ.S đã tiến hành thanh toán đợt 1 của hợp đồng, với số tiền cụ thể là 2.261.000.000 đồng (được ghi cụ thể trên phiếu thu của công ty Nam Tiến). Theo đó, trong thời hạn 2 tháng kể từ thời điểm kể trên, phía công ty Nam Tiến phải tiến hành việc lập thủ tục xin cấp Giấy CNQSDĐ đối với thửa đất nói trên cho ông N.Đ.S.

Trao đổi với phóng viên Pháp luật Sao, ông N.Đ.S chia sẻ, mặc dù đã thanh toán đầy đủ số tiền có trong hợp đồng, tuy nhiên đến nay đã quá thời hạn gần 3 năm nhưng ông vẫn chưa nhận được GCNQSDĐ từ bên công ty Nam Tiến.

Ông N.Đ.S cũng cho biết thêm, vào ngày 08/7/2019 ông Trần Đức Phương cũng ký với ông hợp đồng vay tiền giá trị 4.200.000.000 đồng, theo đó trong vòng 06 tháng ông Phương hứa sẽ trả đủ. Tuy nhiên đến nay đã quá thời hạn nhưng ông Phương mới chỉ trả được 200.000.000 đồng cùng một giấy cam kết nợ ký vào ngày 20/4/2020.

Theo phản ánh của ông S, phóng viên Pháp luật Sao đã trực tiếp xuống hiện trường để xác minh và tìm hiểu thông tin. Theo đó, thửa đất được nêu trong hợp đồng mua bán giữa ông S và công ty Nam Tiến chỉ là một bãi đất trống, muốn vào tận nơi phải đi qua một con đường trải đá nhỏ, quanh qua một dãy cây tràm rậm rạp; khu vực này hoàn toàn chưa được san lấp, cũng như không có cơ sở hạ tầng. Về pháp lý, đây là một khu đất trồng lúa, trước đây đã được chủ đầu tư tách ra thành từng thửa đất có diện tích từ 500m2 trở lên...

Thửa đất số 249 thực chất là đất trồng lúa?

Thửa đất số 249 thực chất là đất trồng lúa?

Bên cạnh đó, tại 01 văn bản trả lời báo Pháp luật và Môi trường, ông Trương Văn Phương, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành cũng đã khẳng định: “Theo hồ sơ quản lý về các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, không có dự án nào có tên là Khu đô thị Nam Phát của Công ty Nam Tiến. Trên toàn địa bàn huyện Long Thành cũng không có bất kỳ hồ sơ nào do Công ty Nam Tiến đầu tư theo đúng các quy định hiện hành”.

Như vậy, dự án mang tên Khu đô thị Nam Phát tại xã Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai là hoàn toàn không có thật.

Dự án Khu đô thị Nam Phát từ lâu đã được “vẽ” và rao bán rầm rộ trên mạng.

Dự án Khu đô thị Nam Phát từ lâu đã được “vẽ” và rao bán rầm rộ trên mạng.

Mặc dù không có cơ sở hạ tầng và cũng chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vì nằm trong vùng lõi 21.000 ha khu Sân bay Quốc tế Long Thành… nhưng ông Trần Đức Phương và công ty Nam Tiến vẫn “vẽ” ra một dự án với quy mô hoành tráng, đẹp như tranh với hàng loạt tiện ích không tưởng để bán khống cho ông N.Đ.S và nhiều khách hàng khác.

Theo một diễn biến mới nhất, hiện tại công ty Nam Tiến và dự án Khu đô thị Nam Phát đã dừng hoạt động, nhưng ông Phương vẫn tiếp tục thành lập ra Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Xây dựng Đại Thịnh Vượng trong khi tiền và "đất" thì chưa giao được cho khách hàng. Điều này khiến dư luận hoài nghi liệu có hay không dấu hiệu lừa đảo đối với trường hợp của ông Trần Đức Phương và Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Xây dựng BĐS Nam Tiến? Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng ông Trần Đức Phương sẽ trả lời như thế nào về vấn đề này?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công