largeer

Share This Post

SG247

Cha bỏ rơi từ khi mới lọt lòng, bé gái sống bữa đói, bữa no với ngoại gù lưng, cậu tâm thần

Mới lọt lòng mẹ, cha đã bỏ rơi em. Hơn 10 tuổi, mẹ cũng bỏ em vì bạo bệnh. Cô bé có gương mặt xinh xắn tội nghiệp giờ sống trong cảnh bữa đói, bữa no cùng ngoại già yếu, cậu tâm thần.

Một buổi chiều giáp Tết Tân Sửu, chúng tôi đến thăm gia đình bà Huỳnh Thị Lệ (xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), tôi không khỏi xót xa trước tình cảnh bé gái 11 tuổi Huỳnh Ngọc Trang bị cha bỏ rơi khi cháu sinh ra chưa đầy tháng.

Bé Huỳnh Ngọc Trang bên bàn thờ mẹ. Cha bỏ rơi khi em sinh ra chưa đầy tháng. Lên 10 tuổi, mẹ cũng bỏ em mà đi vì bệnh hiểm nghèo.

Bé Huỳnh Ngọc Trang bên bàn thờ mẹ. Cha bỏ rơi khi em sinh ra chưa đầy tháng. Lên 10 tuổi, mẹ cũng bỏ em mà đi vì bệnh hiểm nghèo.

Hơn 10 năm qua, cháu chưa một lần gọi tiếng cha và cũng không biết cha mình là ai. Và hơn 3 tháng trước, cháu cũng thiếu đi tình thương của mẹ, khi mẹ cháu đã mất vì bạo bệnh. Mẹ mất, bỏ lại cháu cho ông bà ngoại già yếu và 2 người cậu tâm thần.

Cụ Trương Thị Viễn (73 tuổi, bà ngoại của bé Trang) bị nhiều chứng bệnh. Cụ còn bị gù lưng.

Cụ Trương Thị Viễn (73 tuổi, bà ngoại của bé Trang) bị nhiều chứng bệnh. Cụ còn bị gù lưng.

Cố gắng lắm cụ mới có thể thẳng người lên một chút khi làm việc cần thiết để lo cho con cháu.

Cố gắng lắm cụ mới có thể thẳng người lên một chút khi làm việc cần thiết để lo cho con cháu.

Chưa hết, trong gia đình khốn khó này còn 2 anh em ruột là họ hàng với cháu Trang là Huỳnh Thanh Nam (18 tuổi) và Huỳnh Thanh Kha (10 tuổi) cũng trong nghịch cảnh mẹ mất, cha bỏ rơi.

Bà Huỳnh Thị Lệ (53 tuổi, dì cháu Trang) cho biết, trong gia đình hiện chỉ còn mình bà là lao động chính, đi làm thuê làm mướn để nuôi đến 8 miệng ăn. Bà Lệ thường xuyên vắng nhà nên mọi việc chăm sóc 2 người cậu tâm thần của cháu Trang đều dựa vào ông bà ngoại già yếu.

Cụ Huỳnh Văn Hiền (ông ngoại bé Trang) nay đã 80 tuổi, sức khỏe cũng yếu dần.

Cụ Huỳnh Văn Hiền (ông ngoại bé Trang) nay đã 80 tuổi, sức khỏe cũng yếu dần.

Đã ở cái tuổi 80, cả ông bà ngoại của cháu Trang không còn khả năng lao động. Chân ông ngoại bị tật, còn bà ngoại bị đủ thứ bệnh như thiếu máu, viêm khớp..., lại bị gù lưng nên đi lại hết sức khó khăn. Bà ngoại cháu cố gắng hằng ngày nấu cơm nước và trông chừng 2 người con tâm thần lúc tỉnh, lúc quên.

"Ở trong độ tuổi đi học, cắp sách đến trường vô lo, vô nghĩ, nhưng các cháu tôi lại chịu cảnh mồ côi mẹ, không biết cả cha là ai, tội nghiệp biết chừng nào", bà Lệ ngậm ngùi nói về những đứa cháu bất hạnh.

Do quá nghèo, cháu Nam đã phải xin nghỉ học từ năm lớp 5 để đi làm thuê phụ giúp gia đình kiếm cái ăn, cái mặc và lo cho các em của mình tiếp tục được đến trường.

Anh Huỳnh Văn Út (30 tuổi, cậu bé Trang) bị tâm thần nặng, nên gia đình đành phải cột anh lại để anh không bỏ đi.

Anh Huỳnh Văn Út (30 tuổi, cậu bé Trang) bị tâm thần nặng, nên gia đình đành phải cột anh lại để anh không bỏ đi.

Trong hai người cậu tâm thần của cháu Trang, người cậu 49 tuổi Huỳnh Văn Trí có phần "tĩnh" hơn nên được tự do. Còn người cậu 30 tuổi Huỳnh Văn Út nếu đã bỏ đi là quên cả đường về, nên gia đình đành phải cột chân anh giữ lại trong nhà để tránh những chuyện không hay xảy ra.

Hôm tôi đến thăm gia đình, nhìn dáng bà ngoại cháu Trang gù lưng đi từng bước lấy nước nấu cơm mà thấy lòng mình quặn thắt. Ở vào cái tuổi "gần đất xa trời", lẽ ra cụ phải được con cháu phụng dưỡng chăm lo, đằng này chính "đầu bạc lại lo cho đầu xanh" từng miếng ăn, giấc ngủ, thật là nghiệt ngã.

Để phụ gia đình kiếm miếng ăn và lo cho các em đi học, cháu Huỳnh Thanh Nam đã phải nghỉ học giữa chừng. Tương lai của những đứa trẻ trong gia đình này quá đỗi mịt mờ, rất cần sự sẻ chia tiếp sức của cộng đồng.

Để phụ gia đình kiếm miếng ăn và lo cho các em đi học, cháu Huỳnh Thanh Nam đã phải nghỉ học giữa chừng. Tương lai của những đứa trẻ trong gia đình này quá đỗi mịt mờ, rất cần sự sẻ chia tiếp sức của cộng đồng.

Cụ nói, lo cho bản thân mình không biết sống chết lúc nào, lo cho 2 đứa con tâm thần chẳng biết trời đất ra sao, lo cho mấy đứa cháu không thể tiếp tục đến trường thì đời sẽ khổ thêm. Tuổi đã già yếu, lỡ như ông bà không còn bên cạnh nữa thì con cháu biết sống ra sao.

Về kinh tế gia đình, bà Lệ cho biết, nhà có mấy công ruộng nhưng đã cầm cố hết từ lâu. Nay hai người già yếu, hai người tâm thần, 3 đứa trẻ chỉ sống dựa vào từng đồng làm thuê của người phụ nữ còn khỏe nhất nhà và tiền trợ cấp nhà nước hơn 800.000 đồng/tháng… nên luôn thiếu trước, hụt sau.

"Tôi cũng đã ngoài 50 rồi, sức khỏe cũng không mấy gì tốt nữa. Làm thuê làm mướn không phải ngày nào cũng có việc, bấp bênh lắm. Bữa nào có việc thì nhà có cơm gạo, còn không thì lại ăn mì gói, ăn cháo. Biết làm sao hơn, cái số nó vậy, già trẻ, lớn bé trong nhà tôi dựa nhau mà sống qua ngày, đến đâu hay đến đó", bà Lệ bùi ngùi. Đáng thương nhất có lẽ là tương lai của 2 đứa trẻ nhỏ chỉ mới hơn 10 tuổi, thấy sao quá đỗi mịt mờ. Các cháu đều học giỏi, có giấy khen, với tinh thần ham học lắm. Cháu Trang nói với tôi, cháu có một ước mơ đó là sau này trở thành ca sĩ để kiếm tiền nuôi ngoại, nuôi cậu, nuôi dì.

Nay cháu Trang chỉ mới học lớp 6, còn cháu Kha học lớp 4, tương lai của các cháu còn dài lắm ở phía trước. Nhưng với cái cảnh bữa đói, bữa no của cả gia đình đang gặp phải thì ước mơ ấy của cháu Trang có thể vụt tắt bất cứ lúc nào.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Bà Huỳnh Thị Lệ

Địa chỉ: Ấp Hòa Linh, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu

SĐT: 0917.619406 (ông Dìn, Trưởng ấp Hòa Linh)

Nguồn: https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/thuong-be-gai-xinh-xan-song-bua-doi-bua-no-voi-ngoai-gu-lung-cau-tam-than-20210128205621668.htm

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công