largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Chế biến dừa công nghiệp trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế tại Bến Tre

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre mong muốn các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao tỷ lệ khai thác, sản xuất chế biến lượng dừa công nghiệp không chỉ của tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh Bến Tre đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm gia tăng mạnh mẽ số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dừa, nâng cao uy tín sản phẩm dừa trên thị trường trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của Tỉnh.

Tính đến nay, tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Tỉnh là 525 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 20.500 tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp ngành dừa khoảng 133 doanh nghiệp với hơn 200 sản phẩm được sản xuất, chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp các sản phẩm dừa (giá so sánh 2010) năm 2018 ước đạt 3.300 tỷ đồng, chiếm 12,34% giá trị sản xuất công nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa năm 2018 ước đạt 215,34 triệu USD, chiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 11,93%/năm (cao hơn mục tiêu chương trình xuất khẩu của tỉnh 1,13%). Thị trường xuất khẩu dừa tiếp tục được giữ vững và mở rộng, đến nay đã xuất khẩu sang 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

TTXVN cho biết, theo ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, do biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn với cường độ ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến phát triển cây dừa.

Vì vậy, cần có giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả quy hoạch vùng trồng; tập trung nghiên cứu và chuyển giao giống đảm bảo chất lượng, các quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp trong điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; tiếp tục liên kết với nông dân để phát triển và mở rộng vườn dừa hữu cơ.

Đây là hướng đi tất yếu trong tương lai giúp nông dân có thu nhập bền vững trên cây dừa.

1

Ông Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre (BEINCO) cho biết, cần có chính sách khuyến khích người dân chuyển sang canh tác dừa theo hướng hữu cơ vì lợi ích mang lại rất lớn.

Giá dừa hữu cơ lúc nào cũng cao hơn 10.000-15.000 đồng/chục(12 trái) so với dừa trồng thông thường. Bên cạnh đó, dừa trồng theo hướng hữu cơ sẽ ít bị tác động do biến đổi khí hậu, dừa ít bị nhỏ trái, năng suất ổn định quanh năm.

Ngoài nhu cầu các thị trường ngoài nước về các sản phẩm hữu cơ rất lớn nhưng chưa đáp ứng đủ. Do vậy, ngành chức năng cần hỗ trợ người dân thay đổi thói quen canh tác truyền thống chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ. Từ đó đưa ngành dừa bến Tre ngày càng phát triển hơn.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, diện tích dừa của tỉnh Bến Tre hiện có hơn 72,7 nghìn ha. Năng suất 9,5 nghìn trái/ha/năm. Sản lượng năm 2020 ước đạt 630 triệu trái; trong đó, dừa công nghiệp (nguyên liệu chế biến) chiếm 80-85% và dừa tươi uống nước khoảng 15-20%.

Ông Châu Văn Bình, Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre cho biết, Bến Tre xác định ngành dừa là ngành chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh, là cây thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng chịu hạn mặn tốt giúp người dân có thu nhập kinh tế bền vững.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển chế biến dừa đi vào chiều sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm và sản xuất các sản phẩm mới.

Đồng thời tăng cường liên kết vùng để xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ, sản xuất...

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công