largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Chợ đen cung cấp súng, quân phục bày bán công khai trên Facebook

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, khẳng định trang phục của lực lượng vũ trang gồm công an và quân đội chỉ do cơ quan chức năng sản xuất, cấp phát. Mọi hành vi mua, bán qua quân trang của lực lượng công an, quân đội qua mạng đều là hàng giả và hành vi này vi phạm pháp luật.

Zing News thông tin, Công an quận 11, TP.HCM, vừa ra quyết định khởi tố Trần Văn Sơn (ngụ quận 7) và Trần Hồng Thái (quê Hưng Yên) để làm rõ hành vi giả cảnh sát đọc lệnh bắt người và khám xét nhà nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đánh giá vụ việc rất nghiêm trọng, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho rằng hành vi của 2 nghi phạm quá manh động, liều lĩnh. Đồng thời, thiếu tướng Xô cũng cảnh báo hành vi mua bán quân trang tràn lan trên không gian mạng hiện nay.

Empty

Thiếu tướng Xô khẳng định trang phục của lực lượng vũ trang gồm công an và quân đội chỉ do cơ quan chức năng sản xuất, cấp phát. Mọi hành vi mua, bán qua quân trang, công cụ hỗ trợ của lực lượng công an, quân đội qua mạng đều là hàng giả và hành vi này vi phạm pháp luật.

Empty

Do đó, Bộ Công an khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật, không giao dịch mua bán các loại trang phục này qua mạng.

Với chính sách kiểm duyệt lỏng lẻo, Facebook vẫn để cho các trang bán vũ khí, quân trang, quân dụng rao bán các mặt hàng cấm này qua hình thức mua quảng cáo.

Theo ghi nhận của Zing, mạng xã hội Facebook vẫn đang gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động buôn bán quân trang, quân dụng thông qua việc bán quảng cáo để những mặt hàng này tiếp cận người dùng. Thậm chí, những quảng cáo này còn được mua bởi những trang có dấu xác nhận của Facebook dưới hình thức livestream.

Ngày 15/8, fanpage có tên S.P-Bộ Công An sau nhiều lần báo cáo vi phạm với Facebook vẫn tồn tại từ cuối tháng 1/2018 đến nay và vẫn tiếp tục mua quảng cáo.

Về giao diện, những trang này sử dụng tên có các từ khóa liên quan như "đồ công an", "bộ công an", "áo quần cảnh sát". Bên cạnh đó, các trang này cũng sử dụng hình ảnh người lính, quốc huy, logo bộ công an để đặt làm ảnh đại diện, ảnh bìa.

Trong mục Cửa hàng, các trang này rao bán ngang nhiên các sản phẩm từ thắt lưng công an, quần áo, bảng tên cho đến gậy gộc, còng số 8... theo từng cấp sĩ quan. Những món đồ này được người bán giới thiệu là chính hãng từ công ty 19/5 và được kiểm tra kỹ chất lượng.

Bên cạnh đó, khi người dùng bấm nút theo dõi một trang bán quân trang, quân phục và công cụ hỗ trợ trái phép, Facebok sẽ tự gợi ý những fanpage tương tự. Điều này góp phần lan truyền loại sản phẩm trái pháp luật này.

Empty

Facebook vẫn đang "bất lực" trước các mặt hàng vi phạm chính sách của mạng xã hội này.

"Chính sách quảng cáo của Facebook chưa cập nhật những mặt hàng bị cấm theo từng quốc gia. Họ cấm bán súng, ống nhưng không cấm bán áo quần. Chính điều này dẫn đến việc các mặt hàng quân trang có thể mua quảng cáo", Phan Khải, chủ một công ty chuyên làm dịch vụ marketing trên Facebook ở Thái Nguyên, chia sẻ.

Theo Facebook, mạng xã hội này đã sử dụng cả máy học và người để kiểm duyệt nội dung. Tuy vậy, những nỗ lực này chưa thật sự đem lại kết quả bởi mạng xã hội này chưa cập nhật đầy đủ những mặt hàng bị cấm theo từng quốc gia. Vì vậy, hàng cấm vẫn được rao bán tràn lan theo nhiều cách khác nhau.

Ngoài bán quảng cáo cho các trang này, Facebook cũng chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả với công cụ tìm kiếm để ngăn chặn người dùng tiếp cận những nội dung rao bán sản phẩm. Với từ khóa "bán súng", "đồ công an", công cụ tìm kiếm của Facebook cho ra hàng loạt kết quả liên quan đến các tài khoản bán những mặt hàng cấm này.

Bên cạnh đó, với lý do là hàng cấm, những trang này yêu cầu người mua chuyển tiền cọc trước. Ở trường hợp này, nếu có bị mất tiền, người dùng cũng không được bảo vệ bởi bản thân đang đi mua hàng cấm.

Việc mua, bán, lưu thông, sử dụng những bộ cảnh phục, thiết bị chuyên dùng này với các đối tượng không phải trong lực lượng CAND thực chất là mua, bán hàng cấm và đã vi phạm quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định 29/2016/NĐ-CP.

Không chỉ có quân phục và công cụ hỗ trợ, những nhà quảng cáo còn sử dụng những hình ảnh có tính biểu tượng để quảng cáo súng ống. Một số trang còn có thể chạy quảng cáo súng hơi thể thao.

"Họ sử dụng những hình ảnh, biểu tượng, liên quan đến sản phẩm. Ví dụ người quan tâm súng hơi airsoft sẽ biết loại vũ khí này sử dụng đạn bi sắt, bình gas CO2 để hoạt động. Người bán sẽ sử dụng hình ảnh liên quan đến bi sắt và bình CO2 để chạy quảng cáo sau đó kêu gọi người quan tâm ghé trang để xem các sản phẩm khác. Cách làm này cũng hiệu quả với các sản phẩm như cần sa, tiền giả...", ông Khải nói thêm.

Theo ông Phan Khải, với cách làm này, Facebook rất khó tìm được điểm liên quan, tiếng lóng, hình ảnh biểu tượng để xét duyệt quảng cáo bằng máy. Tiếng lóng, tiếng địa phương, hình ảnh biểu tượng... thay đổi liên tục. "Nếu không cập nhật liên tục hoặc có người duyệt quảng cáo, tình trạng này sẽ vẫn còn tiếp tục", ông Khải nhận định.

Hiện Facebook vẫn chưa lên tiếng về lý do để lọt những quảng cáo hàng cấm này.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công