largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Chưa bao giờ chán và sợ thanh long như bây giờ: Một năm 2020 đầy sóng gió!

Thứ quả làm giàu ở xứ nắng gió Bình Thuận có một năm 2020 đầy sóng gió. Trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên, loại quả này cũng rớt giá thê thảm và buộc phải giải cứu. Khi làn sóng dịch quay lại lần 2, đúng đợt thanh long chín rộ, một cú giáng chí tử đối với thanh long. Người nông dân ngậm đắng cắt bỏ vứt dọc quốc lộ, cho bò ăn.

Thông tin trên Tuổi Trẻ, đi dọc quốc lộ, nhìn những bảng giá dựng lên 'Thanh long 400 - 500 đồng/kg' mà xót xa.

Và nhà nông chỉ mong bán sỉ, chục ký cũng chỉ thu được mấy ngàn đồng. Vào tận vườn lại gặp những đống thanh long không ai mua, cho không ai lấy. Nhiều chủ vựa chỉ chọn loại 1 trở lên, giá từ 3.500 - 5.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ, loại 2 bỏ lại, chủ vườn phải ngậm ngùi dọn đi đổ bỏ.

2

Anh Nguyễn Văn Tường, chủ 10.000 trụ thanh long ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), kể: "Bán sa cạ 500 đồng/kg nhưng phải trả cho vựa 700 đồng/kg. Bù thêm cho họ 200 đồng coi như công hái mỗi ký. Nếu mình thuê người làm và dọn cũng tốn bằng đó. Đành chịu chứ biết sao bây giờ. Chưa bao giờ chán và sợ thanh long như bây giờ".

Anh Nguyễn Đình Tú, chủ hơn 2.000 trụ thanh long cùng huyện này, đang có cách làm khác. "Tôi chặt bỏ lứa này, lấy công bù lỗ, chờ lứa sau hi vọng giá lên".

Họ đã không kêu gọi giải cứu vì nghĩ mùa này chẳng ai giải cứu được ai. Đành cắn răng chịu đựng qua dịch. Thật ra, thanh long không chỉ rớt giá vì COVID-19. Lâu nay, việc rớt giá thanh long và nhiều loại cây trái, nông sản khác là như có chu kỳ, giá rớt xong là lên, nên bù qua sớt lại. Còn trước mắt, COVID-19 đợt 2 đã giáng đòn chí tử vào nhà vườn thanh long.

Ước tính, diện tích thanh long cả nước hiện nay hơn 50.000ha. Riêng Bình Thuận gần 30.000ha. Dù đã qua thời hoàng kim nhưng diện tích trồng thanh long vẫn tăng mỗi năm trên dưới 10%. Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hơn 4/5 lượng trái thanh long, đã trồng được trái này.

Có lẽ chúng ta nên nhìn lại, thay vì trồng và sản xuất đại trà nhưng không có đầu ra, nông dân, doanh nghiệp, nhà nước cần có sự thống nhất, sợi dây liên kết để đảm bảo chất lượng cho thanh long, tránh lặp lại bài ca “được mùa mất giá”. Cần những khuyến cáo mạnh mẽ để không tăng diện tích mà tăng chất lượng, theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Cần nghiên cứu đột phá khâu chế biến và thay thế bớt bằng những loại cây hiệu quả bền vững hơn.

Bài liên quan

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công