largeer

Share This Post

SG247

Công ty DP Ecolife và loạt doanh nghiệp dược, mỹ phẩm vi phạm: Mạnh tay dẹp loạn!

Tình trạng các doanh nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là việc thổi phồng công dụng của sản phẩm đang trở nên đáng báo động, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thời gian qua, các cơ quan y tế liên tiếp ra quyết định xử phạt các doanh nghiệp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm và các thiết bị vật tư y tế.

Đơn cử, tại Quyết định số 997/QĐ-XPVPHC ngày 3/11, Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty Cổ phần DP Ecolife (trụ sở tại phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội) do ông Đỗ Ngọc Tú làm đại diện pháp luật vì có 4 hành vi vi phạm.

Cụ thể, khu vực sản xuất của công ty có nhiều côn trùng gây hại xâm nhập; Khu vực sản xuất có tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc; Không theo dõi độ ổn định của sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần DP Ecolife đã quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Modulin Forte và Inulin For mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Công ty Cổ phần DP Ecolife bị xử lý 4 hành vi vi phạm (Ảnh minh họa)

Công ty Cổ phần DP Ecolife bị xử lý 4 hành vi vi phạm (Ảnh minh họa)

Với các hành vi vi phạm trên, Công ty Cổ phần DP Ecolife bị xử phạt với tổng số tiền 97 triệu đồng. Đồng thời, công ty phải tháo gỡ nội dung quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Modulin Forte và Inulin For.

Được biết, Công ty Cổ phần DP Ecolife được thành lập tháng 12/2014, cơ sở sản xuất tại số 60 Liên Cơ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Tháng 4/2018, công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Ngọc Tú (SN 1981, trú tại Hà Đông, Hà Nội) góp 660 triệu đồng (tương đương 60% vốn); ông Đỗ Khánh Toàn (Tứ Kỳ, Hải Dương) góp 200 triệu đồng (20% vốn) và ông Dương Tất Đạt góp 140 triệu đồng (14% vốn). Tháng 6/2021, doanh nghiệp này tăng vốn lên 10 tỷ đồng. Ông Đỗ Ngọc Tú làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Trước đó, ngày 19/10, ngành Y tế cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần DP WESTERN PHARMA (địa chỉ trụ sở số nhà 3 ngõ 267 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do ông Nguyễn Văn Thơ làm Giám đốc.

Theo đó, Công ty Cổ phần DP WESTERN PHARMA bị phạt 12 triệu đồng do kho bảo quản sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có đầy đủ giá kệ, sản phẩm để sát tường, vi phạm quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Nhà máy VINPHARMA (Ảnh Internet)

Nhà máy VINPHARMA (Ảnh Internet)

Tương tự, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Dược - Mỹ phẩm VINPHARMA cũng bị phạt tổng cộng 50 triệu đồng do có hành vi đã xuất bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khi chưa được đánh giá chất lượng theo yêu cầu; Không theo dõi độ ổn định của sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Ngày 9/12, Cục An toàn thực phẩm cũng đã công bố xử phạt 5 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm do thổi phồng công dụng của sản phẩm, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.

Các doanh nghiệp bị xử lý gồm: Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Hyeon Lab Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược phẩm Phát Đạt, Công ty TNHH thương mại Tavuco Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hoàng Hải Phát, Công ty Cổ phần Dược phẩm Santex.

Như vậy có thể thấy, các vi phạm chủ yếu là về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người và vi phạm về quảng cáo sản phẩm. Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở về việc đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm...

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trịnh Bình (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, thực tế, việc các doanh nghiệp vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người, vi phạm về quảng cáo sản phẩm là phổ biến trong thời gian qua nhưng đến nay "căn bệnh" này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

"Tôi cho rằng cần phải có giải pháp căn cơ, chế tài mạnh tay và đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt cả các ngành như y tế, công an, quản lý thị trường để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Thực tế, có nhiều cơ sở vì lợi nhuận rồi bất chấp quy định pháp luật vi phạm mà đến khi cơ quan hữu quan phát hiện và xử lý thì người dân mới biết, trong khi sản phẩm thì người dân đã sử dụng từ lâu", luật sư Bình chia sẻ.

Theo luật sư Bình, công tác tiền kiểm và hậu kiểm cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật. "Cơ quan chức năng phải kiểm tra, giám sát thường xuyên và có những đợt thanh tra đột xuất, bởi có thể có những cơ sở họ đối phó lúc kiểm tra, sau đó lại vi phạm", vị luật sư nhận định.

Theo Thành Tài TTTĐ

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công