largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Công ty Nam Khoa vì tiền bất chấp: Hết bán thành phẩm xét nghiệm Covid-19 trái phép, giờ còn xét nghiệm “chui” HIV

Quả thực công ty Nam Khoa luôn biết cách khiến người tiêu dùng đi từ bất ngờ này đến ngã ngửa khác. Vừa bị phanh phui quảng cáo, bán “chui” thành phẩm xét nghiệm Covid-19 trái phép, giờ đây còn xét nghiệm HIV “chui”. Đúng là kiếm tiền bất chấp!

Thông tin trên Ngaynay.vn, trước đó ngày 28/2, một khách hàng nữ tìm tới phòng khám L. để khám bệnh. Điều đáng lưu ý là khi gặp lễ tân phòng khám L., nữ khách hàng này đề nghị xét nghiệm HIV với lý do riêng tư. Nhân viên phòng khám báo giá cho bệnh nhân rồi hướng dẫn bệnh nhân sang quầy đóng tiền.

Sau đó, nhân viên phòng khám L. đã “bán cái”, chuyển mẫu xét nghiệm của khách hàng tới phòng xét nghiệm A.C. với một mức phí thấp hơn số tiền thu của khách hàng tại phòng khám L.

Empty

Khi nhận mẫu và tiền, phòng khám A.C. lại tiếp tục chuyển mẫu xét nghiệm của khách tới Công ty Nam Khoa (số 793/58 Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM) để làm xét nghiệm HIV.

Qua tìm hiểu, số tiền xét nghiệm mà phòng khám A.C. thu lại từ phòng khám L. là khoảng 400 ngàn đồng/mẫu. Sau đó, phòng khám A.C chi lại cho Nam Khoa 292 ngàn đồng/ mẫu.

Sau khi nhận mẫu xét nghiệm, Công ty Nam Khoa đã tiến hành phân tích bằng phương pháp Multi color real Time PCR để xét nghiệm định lượng virus HIV cho khách hàng.

Nhưng điều đáng nói ở đây là theo quy định, các phòng khám nếu đủ tiêu chuẩn thì được phép là “cầu nối” lấy mẫu xét nghiệm để chuyển tới đơn vị có chức năng thực hiện.

Empty

Ví dụ phòng khám L. hay A.C. trong trường hợp này có thể lấy mẫu và chuyển tới Viện Pasteur TP.HCM hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM,… Tuy nhiên khi phòng khám A.C. chuyển mẫu tới Công ty Nam Khoa - nơi chưa đủ tiêu chuẩn và chưa được cấp phép làm xét nghiệm HIV thì sai phạm đã xảy ra.

Cách đây hơn 3 tháng, PV trao đổi với ông Phạm Hùng Vân - Giám đốc Công ty Nam Khoa, ban đầu ông Vân khẳng định: “Chúng tôi không làm gì ngoài phạm vi được cơ quan, Sở Y tế TP.HCM cấp phép”.

Nhưng khi chúng tôi đã đưa ra phiếu kết quả xét nghiệm HIV định lượng do chính Nam Khoa thực hiện. Ông Phạm Hùng Vân mới thừa nhận là Công ty Nam Khoa làm “xét nghiệm HIV chui”.

Ông Vân vẫn khăng khăng, Nam Khoa không làm đại trà mà chỉ làm hỗ trợ cho người quen. Bởi Nam Khoa lâu nay tận dụng hóa chất dôi dư của một nghiên cứu sinh làm đề án về HIV để lại. Sau khi làm xong đề án thì dư hóa chất nên Nam Khoa Tận dụng số hóa chất còn dư. Khi nào có người quen nhờ vả thì mình mới làm.

Empty

Điều đáng nói là, sự dôi dư này đã qua… hai năm và chúng tôi cũng phải nói rõ với ông Vân rằng, phạm trù nghiên cứu và kinh doanh xét nghiệm dịch vụ là 2 vấn đề khác nhau. Ngay cả khi cấp phép, cơ quan chức năng còn phân cho Nam Khoa làm 2 mảng, xét nghiệm dịch vụ và nghiên cứu.

Vậy thì chẳng có lý do gì để ông bao biện cho hành vi xét nghiệm chui HIV cả. Nghiêm trọng hơn là việc xét nghiệm HIV của Nam Khoa sử dụng theo KIT hay quy chuẩn nào? Ai cấp phép?

Một cán bộ từng làm trong lĩnh vực Y tế dự phòng cho hay, việc xét nghiệm HIV nếu chỉ nói về âm, dương đơn giản thì nhiều nơi để làm. Nhưng để làm định lượng virus HIV thì phải là phòng xét nghiệm sinh học cấp III. Điều quan trọng là bên cạnh, những tiêu chí, tiêu chuẩn về trang thiết bị, cơ sở vật chất, an toàn… nhân viên ở các cơ sở làm xét nghiệm HIV phải được trang bị nền tảng kiến thức về tâm lý cũng như chuyên môn thì vấn đề quan trọng nhất đó là… pháp luật và pháp lý.

Việc công bố kết quả HIV không chỉ âm, dương, số lượng,… mà còn liên quan đến bí mật đời tư, quyền cá nhân con người… Do đó, không phải ai cũng công bố được.

Vì vậy, mới có chuyện cơ quan quản lý không cấp phép đại trà cho các cơ sở khác dù họ có thể dư sức làm. Việc xét nghiệm HIV và tự công bố như Công ty Nam Khoa là quá “liều lĩnh”, coi thường pháp luật.

Trước đó, việc quảng cáo xét nghiệm Covid-19 trái phép, Công ty Nam Khoa và một đơn vị liên quan đã bị phạt tổng cộng hơn 70 triệu đồng.

Được biết, ngay sau khi Ngày Nay đăng tải bài viết “Công ty Nam Khoa tiếp tục kinh doanh “chui” thành phẩm xét nghiệm Covid-19”, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu Sở Y tế TP.HCM vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý nghiêm minh nếu phát hiện sai phạm.

Câu hỏi đặt ra ở đây, tại sao Công ty Nam Khoa do ông Phạm Hùng Vân làm chủ liên tục vi phạm, tái phạm,… nhưng Sở Y tế TP.HCM chỉ… “phạt cho tồn tại”?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công