largeer

Share This Post

SG247

Đất vàng thành vàng cho ai?

Đất vàng sau cổ phần hóa luôn rơi vào tầm ngắm phát triển bất động sản. Lại có thêm các cuộc thâu tóm không phải hoàn toàn minh bạch?

Nhiều sai phạm, bất cập đã được nhận diện trong Báo cáo giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018". Theo đó, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, không thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất, mà áp dụng phổ biến hình thức chỉ định; 1.390 dự án có điều chỉnh quy hoạch từ 1-6 lần; tại 53 địa phương, việc thanh toán dự án BT còn bất hợp lý dẫn đến chênh lệch giá, hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, thanh toán quỹ đất không qua đấu giá.

Về những thất thoát đã được đong đếm cụ thể, năm 2018, Đà Nẵng thu hồi hơn 3.000m2 đất từ các vụ tham nhũng, kiểm toán các dự án BT và BOT đã kiến nghị xử lý tài chính 2.938 tỉ đồng, sai phạm liên quan tới đất vàng TP.HCM gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.

Thương vụ cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam từng gây xôn xao một thời gian.

Tại Hà Nội, hàng loạt sai sót trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra như: cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc bổ sung mục đích sử dụng đất không đúng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa tại khu đất 2.746,9m2 tại số 358 đường Láng của Công ty CP Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế; khu đất 2.001m2 số X3 phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội của Công ty TNHH MTV 19/12 Hà Nội; không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa tại khu đất 4.184m2 tại Lô 2 – E9 đường Phạm Hùng của Công ty TNHH MTV Hanel; chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ tiền thu bán cổ phần lần đầu và thoái vốn dẫn đến dấu hiệu thất thoát 313 tỷ đồng, bao gồm: Tiền thu được từ cổ phần hóa Nhà máy Dệt Minh Khai 39,6 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dệt 19/5 Hà Nội 179 tỷ đồng và tiền thoái vốn nhà nước tại Công ty CP Dệt Minh Khai 19,4 tỷ đồng; Công ty CP HBI 75 tỷ đồng.

Tất yếu, những gương mặt triệu phú, tỷ phú đô la phất lên từ đất không nhận được sự đồng tình ủng hộ nhiều trong cộng đồng, mà chỉ chất thêm gánh lo rằng liệu nguồn lực đất đai sau cổ phần hóa có đang bị chuyển dịch sang chiếc túi lợi ích của họ?

Đã có nhiều ý kiến đồng thuận, việc sửa đổi các quy định luật pháp liên quan sẽ có thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Dù chưa được đưa vào chương trình nghị sự tháng 5-6/2019, việc sửa đổi Luật Đất đai vẫn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, trong 5 nội dung dự kiến sửa đổi, một nội dung quan trọng là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trong để quản lý, khai thác, sử dụng một cách bền vững tài nguyên và tài sản đất đai, đúng như kỳ vọng của dư luận.

Từ lâu, các chuyên gia và những người quan tâm đã chờ đợi một kế hoạch, quy hoạch hoàn chỉnh và thống nhất về đất đai. Đó phải là những bản quy hoạch cứng, không được thay đổi trong vòng 20-30 năm tới, trong đó quy định cụ thể và chi tiết về công năng từng khu đất. Bản quy hoạch này phải được thực hiện dựa trên sự cân nhắc lợi thế so sánh, hài hòa với nhu cầu phát triển kinh tế, tình trạng dân cư và hạ tầng, trình độ phát triển từng vùng, từng địa phương…

Làm được như vậy, sẽ không còn tình trạng chuyển đổi tràn lan đất nông nghiệp sang các mục đích khác, quy hoạch không bị điều chỉnh chủ yếu vì lợi ích nhà đầu tư… Nên nhớ rằng, đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn và không thể tái tạo. Sẽ là phi lý, hay thẳng thắn hơn là có tội với tương lai khi chúng ta phung phí nguồn lực được ví như ‘những tấc vàng’ này.

Quả thật, nhìn về dài hạn, chiếc chìa khóa hóa giải những vướng mắc tồn tại sẽ nằm gọn trong bàn tay. Thế nhưng, dù có lạc quan tới đâu, chúng ta vẫn không thể né tránh thực tế, trong khi chờ đợi, có thể lại xảy ra những thất thoát cả trăm, có khi cả ngàn tỷ đồng, vì vẫn còn đó những lỗ hổng trong quản lý đất vàng sau cổ phần hóa. Để tránh kịch bản xây được chuồng thì sẽ chẳng còn mấy con bò, chúng ta cần làm thế nào?

Trong những buổi thảo luận sôi nổi tại nghị trường Quốc hội, gót chân Achilles của doanh nghiệp đã và đang cố gắng ‘săn’ được những mảnh đất có vị trí đắc địa tại các đô thị, vốn là tài sản doanh nghiệp trước cổ phần hóa thuê từ nhà nước đã chưa được nhắc tới. Đó là sự nhập nhèm về mục đích sử dụng đất thuê có thời hạn lâu dài của nhà nước. Doanh nghiệp khi sở hữu được các bất động sản này thay vì sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thông thường, thì lại phát triển các dự án bất động sản thương mại. Từ đó hình thành nên những căn hộ dân sinh nhưng xét trên lý thuyết, gia chủ chỉ có quyền sở hữu trong vòng 50-70 năm. Tình trạng sở hữu của những căn hộ thuộc nhóm này sau đó vẫn là một dấu hỏi.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công