largeer

Share This Post

Pháp Luật

Dấu hiệu lừa đảo trong vụ mua 10 tấn gạo từ thiện, bị tráo hàng kém chất lượng?

Chuyên gia pháp lý đã có những phân tích xung quanh vụ việc mua 10 tấn gạo làm từ thiện, nhưng bị tráo hàng chất lượng kém xảy ra ở quận Thủ Đức, TP.HCM.

Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Ngọc Trường Sơn (quận Thủ Đức, TP.HCM) đặt mua bà H.T.M.N (trú tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) 10 tấn gạo bụi hồng để làm từ thiện nhưng bị tráo hàng kém chất lượng, ông Sơn cho biết, sau khi Báo điện tử Dân Việt phản ánh, Công an quận Thủ Đức đã mời ông lên để làm việc.

10 tấn gạo kém chất lượng hiện ông Sơn đang phải để ở nhà vì bà N. không chịu đến nhận lại.

10 tấn gạo kém chất lượng hiện ông Sơn đang phải để ở nhà vì bà N. không chịu đến nhận lại.

Nguồn tin của Dân Việt, Công an quận Thủ Đức cho biết, hiện Đội Cảnh sát kinh tế đang tiến hành xác minh, xử lý vụ việc này.

Phân tích vụ việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Ngô Tiến Sỹ - Công ty Luật TNHH Công Đăng (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định, qua thông tin ban đầu, có thể thấy bà N. đã có dấu hiệu phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", cụ thể là số tiền 260.000.000 đồng của ông Sơn từ việc cam kết bán gạo bụi hồng nhưng giao cho ông Sơn 1 loại khác.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, đặc điểm của loại tội phạm này là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối.

Chứng từ thể hiện ông Sơn đã chuyển tiền cho bà N.

Chứng từ thể hiện ông Sơn đã chuyển tiền cho bà N.

Tùy từng trường hợp, điều kiện cụ thể, hành vi gian dối có thể là đưa ra các thông tin giả, những tài liệu, văn bản giả mạo, hoặc những hành động… Những hành vi này nhằm mục đích tạo sự tin tưởng cho người bị hại, để họ tự nguyện giao tài sản của mình cho người phạm tội.

Thêm nữa, những hành vi gian dối mà người phạm tội sử dụng phải được thực hiện trước hành vi chiếm đoạt của người phạm tội. Hay nói cách khác là người phạm tội đã có ý định lừa đảo ngay từ ban đầu, do đó họ dùng ngay những hành vi gian dối khác nhau nhằm lấy lòng tin, tin tưởng của người bị hại và những hành vi này được người phạm tội sử dụng trước khi người bị hại giao tài sản cho họ .Nghiên cứu hồ sơ và từ thông tin Dân Việt đăng tải, luật sư Ngô Tiến Sỹ phân tích, trong vụ việc này, cơ quan công an cần xem xét và làm rõ những hành vi của bà N. như: Đưa trước cho ăn thử 1 bao gạo cấy bụi hồng lúa mùa 6 tháng và 2 bao gạo trắng.

Đưa ra thông tin về nguồn gốc xuất xứ gạo rõ ràng, và đang mở bán số lượng lớn loại gạo bụi hồng lúa mùa 6 tháng, sử dụng tin này để ông Sơn tin tưởng bà N. có khả năng cung cấp loại gạo trên, nên ông Sơn đã đặt mua 10 tấn gạo bụi hồng.

Sử dụng thông tin là bà N. đã tự ứng tiền trước, thanh toán tiền tạm ứng cho nguồn cung cấp gạo để đặt mua 20 tấn gạo nhằm thúc giục ông Sơn chuyển số tiền 260.000.000 đồng cho bà N.

Bà N. không chuyển số tiền tạm ứng để đặt mua gạo cho nguồn cung cấp gạo như thông tin bà N. đưa ra (tại biên bản làm việc tại phường Trường Thọ bà N. thừa nhận gạo là bà N. mua từ nơi nào đó không rõ nguồn gốc), đây là thông tin không có thực bà N tạo ra để ông ông Sơn phải chuyển tiền.Trước khi thuyết phục ông Sơn mua số gạo nói trên, có việc bà N. hứa cung cấp hóa đơn mua bán, và văn bản chứng minh nguồn gốc xuất xứ của loại gạo bụi hồng lúa mùa 6 tháng.

Tuy nhiên tại biên bản làm việc tại phường Trường Thọ, bà N. không đưa ra bất cứ giấy tờ gì chứng minh hóa đơn chứng từ đã chuyển tiền cho nguồn cung cấp gạo, đồng thời tại biên bản làm việc tại phường Trường Thọ bà N. cũng thừa nhận gạo là bà N. mua gom từ nhiều nơi, không rõ nguồn gốc.

Như vậy, trong vụ việc trên, những thông tin bà N. đưa ra ban đầu đều là thông tin không có thật. Có yếu tố của hành vi gian dối tạo thông tin giả, nhằm lấy sự tin tưởng của ông Sơn để ông này giao tài sản cho bà N. Như vậy, có thể có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ việc trên.

Ngoài ra, cũng theo luật sư Sỹ, cần làm rõ việc bà N. mua bán gạo với ông Sơn trên tư cách cá nhân bà N hay đại diện cho tổ chức kinh doanh nào? Từ đó có cơ sở truy cứu trách nhiệm về hành vi trốn thuế vì bà này không cung cấp được hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc gạo.

Tại buổi hòa giải ngày 5/5, bà N. cho biết, hiện nay, số lượng 10 tấn gạo đã mua, bà bán được 2 tấn, 3 tấn làm từ thiện; còn lại 5 tấn. Bà N. cũng khẳng định rằng, từ đầu bà đã nói với ông Sơn là gạo "không có hóa đơn, không có nguồn gốc gạo".

"Số gạo 20 tấn tôi đã trả bằng tiền mặt, đưa cho người nhà trả trực tiếp cho người bán ở An Giang. Tôi đã dùng thử gạo… vẫn chất lượng như ban đầu" – bà N. trình bày.

Tại buổi này, tổ hòa giải gồm đại diện cơ quan, đoàn thể địa phương cho rằng: "Với số lượng gạo 20 tấn là rất lớn, nên khi bán buôn, phải có người đại diện, chứ không phải theo lời bà N. trình bày là "thu gom từ nhiều người".

Với số lượng gạo lớn như vậy, nên kinh doanh phải có thuế giá trị gia tăng... Có khả năng bà N. cũng bị lừa, vì ban đầu giao gạo ngon, nhưng khi đặt mua số lượng lớn, thì giao gạo không đạt chất lượng".

Ở một diễn biến liên quan, PV Dân Việt đã liên lạc với bà N. để ghi nhận ý kiến khách quan, bà N. cho biết không trả lời qua điện thoại mà muốn gặp trực tiếp.

Tuy nhiên, sau đó, PV Dân Việt gọi lại để hẹn lịch làm việc thì bà N. lại trả lời không gặp nữa rồi tắt máy. Chúng tôi gọi thêm cho bà N hai lần nhưng đều không nhận được hồi âm.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công