largeer

Share This Post

SG247

Đầu tư bất động sản bằng BLOCKCHAIN: Bước tiến lớn trong công nghệ đầu tư hay Trò lừa thế kỷ?

Dạo gần đây mình thấy khá là nhiều bài quảng cáo trên facebook về công nghệ Blockchain trong BĐS. Vậy mình xin chia sẻ lại bài viết từ bạn Hoàng LUT để mọi người cùng thảo luận xem sao nhé!
bl

Lấy ví dụ anh em đang muốn mua một miếng đất, anh em phát hiện một miếng đất rất có tiềm năng, giá hiện tại chỉ 1 tỷ, và trong 1-2 năm phải tăng lên ít nhất là 2 tỷ. Không may là hiện tại tiền vốn của anh em chỉ có đúng 100 triệu, bản thân anh em cũng không thể đi vay ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Không còn cách nào khác, anh em đành phải kiếm người hùn vốn vì anh em tin chắc miếng đất này sẽ rât có giá sau này.

Bài toán 1: Làm sao kiếm người hùn vốn chung. Anh em phải liên lạc với bà con, bạn bè khắp nơi, chia sẻ ý tưởng với từng người. Ok, giả sử anh em kiếm được rồi, 3 người ở trong Nam, 3 người ngoài Bắc, 3 người miền Trung. Mỗi người quyết định bỏ 100 triệu + với bản thân anh em 100 triệu nữa là vừa đủ 1 tỷ.

Bài toán 2: Bây giờ đứng tên thế nào? Mười người đứng tên cùng miếng đất được không tại ai cũng hùn một số tiền như nhau? Hay một vài người đáng tin tưởng đứng tên thôi? Mình lại giả sử là 10 người cùng đứng tên miếng đất (theo luật định là được ). Nếu trong bài toán 1, 10 người hùn vốn với số tiền khác nhau, thì đứng tên ra sao?

Bài toán 3: Mình lại giả sử là bài toán 2 cũng được giải quyết. Nhưng bây giờ ai là người cầm số tiền 1 tỷ đó đi giao dịch. Ai đủ tin cậy để làm chuyện đó? Nếu những người hùn vốn không phải tất cả là họ hàng của bạn, mà một số là họ hàng, số còn lại là bạn bè. Mình lại giả sử là chính anh em, người đề xuất được mọi người tin tưởng cho cầm 1 tỷ đó đi giao dịch.

Bài toán 4: Đi mua đất. Anh em có rất ít kinh nghiệm về việc coi giấy tờ nhà đất, không biết thật giả ra sao, không biết có vướng thủ tục pháp lý gì không. Giải quyết bài toán này không khó, nếu có người quen biết làm giúp. Nhưng nếu không có ai giúp mình làm chuyện đó thì sao?

Bài toán 5: Ok, miếng đất này đàng hoàng, không vướng thủ tục pháp lý gì. Giấy tờ thủ tục hoàn tất, mỗi người được cấp 1 giấy chứng nhận. Sau 1 năm, như dự đoán, miếng đất của anh em được định giá 2 tỷ. Anh em muốn bán ra để lấy tiền kinh doanh chuyện khác. Kẹt 1 cái là anh em muốn bán, nhưng 9 người khác lại không, người thì hiện tại không ở Việt Nam, người thì muốn giữ lâu hơn. Thành ra anh em không rút vốn ra được, do chưa có được sự đồng thuận của tất cả những người có liên quan [3]. Vậy làm sao giải quyết bài toán này?

Bài toán 6: Như ban đầu đề cập, anh em hùn 100 triệu trong 1 tỷ của miếng đất. Tính ra anh em có 1/10 cổ phần của miếng đất. 1 năm sau giá miếng đất 2 tỷ, vậy là 1/10 cổ phần của anh em bây giờ giá trị 200 triệu. Anh em chỉ muốn bán ra một nửa số cổ phần của anh em có (1/2 * 1/10 = 1/20), có giá trị 100 triệu cho một người khác. Có cách nào giao dịch rồi thêm tên hay không?

Bài toán 7: Anh em không muốn bán, mà muốn đem đi cầm cái 1/10 cổ phần miếng đất đó, có ngân hàng nào hay ai chấp nhận không?

Ở cuối bài HOÀNG LUT khẳng định Blockchain sẽ giải quyết hết dc bài toán trên chỉ bằng điện thoại nhưng k hề nói rõ làm như thế nào. Vậy theo mọi người điều đó có khả thi đối với PHÁP LUẬT và đặc trưng kinh tế Việt Nam hay không? Và các giải pháp Blockchain của các sàn đang chạy hiện tại có giải quyết dc các bào toán trên hay không? Hay đơn giản các sàn chỉ là tạo mô hình tài chính Ponzi đa cấp lùa gà? Hay các sàn chỉ làm màu lấy tiếng…./

Mọi người cùng thảo luận nhé. Ở bài sau Vũ sẽ chia sẻ thêm về Blockchain là gì cho mọi người dễ hiểu hơn nhé

(Theo Trần Vũ - trích từ Hoàng LUT)

Mình xin trích lại 1 số ý kiến về hình thức đầu tư này:

Facebooker Jen Dao

Chúng ta cần làm rõ 2 vấn đề:

1. Blockchain: là phương thức cam kết lãi suất? và bao nhiêu % lợi nhuận, pháp luật nào đảm bảo cho nđt nhỏ lẻ bỏ tiền mua blockchain?

2. Nếu theo hình thức mua chung: tức mỗi nđt mua blockchain, thì lợi nhuận chia sẻ ra sao?

Trường hợp rủi ro kèm theo trong rường hợp pháp lý có vấn đề, giá BĐS xuống giá do cơ chế thị trường, lúc ấy Công ty có đủ uy tín đứng ra bồi thường vốn và cả lợi nhuận expect. Bỏ tiền ra mà phụ thuộc vào tư duy và khả năng đầu tư của người khác( trong khi họ chỉ là hình thức tạo dựng thương hiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng, có phải anh em chơi nhau, hiểu ý và biết năng lực với nhau đâu mà giao tiền, giao máu), rất khó để thu hồi vốn Lãi nhé.

Trường hợp thuận lợi: tức mua bán có lãi, pháp lý êm xui. thì báo cáo tài chính công ty ai kiểm toán. ví dụ: thương vụ đó lãi 100%, nhưng chỉ trả lai 50% cho nđt, thì việc đó có mang ra kiện tụng tội chiếm đoạt tài sản??

Nguyen Binh

Blockchain là gì, giải quyết như thế nào, với tình hình này.10 người cùng góp chung với 1 số tiền bằng nhau, người muốn rút ra sớm , ngừng cuộc chơi thì trong khả năng của 9 người còn lại, ai đó sẽ bỏ tiền ra để lấy, chứ còn lấy 1/10 đi thế chấp Bank là bất khả thi. Và tất cả giao dịch mua bán đều phải thể hiện bằng văn bản HĐ bổ sung nữa , vấn đề như thế này thì phải có bên thứ 3 luật sư rồi. Tớ chứng kiến vụ tương tự rồi, 1 trong những người góp vốn cần lấy tiền ra sớm hối thúc bán, nhưng đâu bán nhanh được vì đất nằm trong khu vực 5 to 10 năm nữa mới phát triển tới, và hối thì cứ hối, còn bán được hay không là chuyện khác, chưa kể còn hối thúc nhau bán không được lại nảy sinh mâu thuẫn. Trở lại vấn đề Blockchain, trước mắt không nói gì được cả, tới thời điểm này vẫn chưa có động thái gì của các cơ quan chức năng thì tớ không rớ tới, Công nghệ sẽ phát triển, nhưng chỉ tới 1 mức nào đó, chứ không thể thay thế được tất cả các giao dịch của con người và vẫn cần phải có chế tài

Nguyen Quoc Chien

Cá nhân mình nhận thấy: thật ra blockchain là giao dịch dân sự thôi, việc sang lại cổ phần là thoả thuận các bên, nó sẽ vướng pháp lý nếu kiện tụng... mà kiện tụng dân sự thì... cứ từ từ?

Thai Hoa

1. Người sở hữu token BĐS bản chất không sở hữu tài sản. Pháp luật Vietnam chỉ có người đứng tên sổ đỏ mới sở hữu BĐS. Một ngày đẹp trời, người đứng tên sổ đỏ đem tài sản đi làm việc gì đó (sang nhượng, thế chấp ...) thì quyền lợi của những người sở hữu token như thế nào?

2. Hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín, sự "tử tế" của công ty phát hành blockchain. Đầu tư chút đỉnh vô đó thì ok, đầu tư nhiều nên cân nhắc, vì phụ thuộc hoàn toàn vô người khác

3. Lúc chốt lời, muốn bán tài sản đó đi, ai là người giao dịch, đảm bảo tài sản bán đúng giá thị trường? Liệu có rủi ro người đứng ra thực hiện giao dịch không minh bạch, bán giá thấp hơn? Thực tế bđs không có giá chuẩn, ngay bản thân một tài sản cá nhân mình bán đi có thể chênh nhau vài trăm triệu là bình thường, nên việc này khó kiểm soát

4. Ưu điểm: người ít tiền vẫn có thể tham gia "đầu tư" bđs được, thông qua token.

Truong Dat

Nhược điểm:

1. Rủi ro cho nhà đầu tư khi bên phân phối đồng Coin hoặc Token phá sản hoặc đóng cửa.

2. Tài sản chung và chưa được pháp luật VN quy định nên khi xảy ra tranh chấp kiện tụng có thể mất trắng.

3. Bên chủ đầu tư có thể kết hợp bên phát triển đồng coin : VỪA ĐÁ BÓNG VỪA THỔI CÒI lên xuống giá.

Ưu Điểm: khắc phục đc hầu hết những khó khăn của giao dịch bds truyền thống.

1. Quá nhiều khâu trung gian: thẩm định, pháp lý, giấy tờ.

2. Giải quyết vấn đề: ít tiền vẫn sở hữu bds

3. Thay vì mua bán bds thay thế bằng mua bán coin or token? Có lời là chốt.

4. Huy động được rất rất nhiều vốn trong dân

Biện Pháp:Giả Dụ: Người đứng ra phát hành đồng coin này là Cen Group, Đất Xanh hoặc Vin thì sao nhỷ???Mình thì vẫn lăn tăn. Và chỉ hóng hớt thôi ????

Còn ý kiến của bạn về vấn đề này thì sao?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công