largeer

Share This Post

SG247

Đến nay Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã sai phạm những gì?

Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước vừa qua đã công khai hàng loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Nhiều vi phạm Luật Đất đai, quản lý tài sản công

Như trước đó Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh, tại Thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra những tồn tại, vi phạm, khuyết điểm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn Cao su).

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam liên tiếp bị Thanh tra Chính phủ và KTNN chỉ ra nhiều sai phạm.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam liên tiếp bị Thanh tra Chính phủ và KTNN chỉ ra nhiều sai phạm.

Hàng loạt vụ việc vi phạm Luật Đất đai đã được TTCP nêu rõ như: Trong công tác quản lý đất đai, tính đến ngày 31/12/2017, các đơn vị thuộc Tập đoàn Cao su để 10.710,36 ha đất bị lấn, chiếm tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… vi phạm luật đất đai.

Việc Tập đoàn cho thuê một phần đất diện tích văn phòng làm việc chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 với hàng loạt vị trí “vàng” như: Tại số 177, Hai Bà Trưng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; số 56 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn, chiếm chưa thu hồi được tại nhà E1, phố Tạ Quang Biểu, quận Hai Bà Trưng…

Việc Tập đoàn ban hành Quyết định số 183 ngày 3/3/2008 cho phép Công ty Cao su Phú Riềng chuyển giao 96,18ha đất cao su, sau đó UBND tỉnh Bình Phước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su (không phải là tổ chức kinh tế nên không được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư) là chưa thực hiện đúng quy định Luật Đất đai 2003.

Việc Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú cho cán bộ, công nhân viên mượn đất (đất phi nông nghiệp) làm nhà ở với tổng diện tích 0,81ha tại trụ sở Nông trường Tân Thành xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (lô đất này đã được địa phương cấp GCNQSD đất ngày 20/9/2007 cho công ty), đến nay có 33 cán bộ, công nhân viên đang sử dụng diện tích này làm nhà ở là vi phạm khoản 3, Điều 12, Luật Đất đai năm 2003.

Việc Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cho 44 công nhân mượn 2.575,75m2 nhà để ở trên diện tích 3,2ha đất là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai năm 2013.

Một khu đất do Tập đoàn Cao su quản lý trước đó đã để xảy ra sai phạm.

Một khu đất do Tập đoàn Cao su quản lý trước đó đã để xảy ra sai phạm.

Trong công tác về việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước: Tập đoàn Sau 10 năm (tính đến ngày 31/12/2017), Tập đoàn chỉ thực hiện được 5,7%; Số cơ sở nhà đất còn lại chưa được phê duyệt xử lý, sắp xếp theo quy định là 716 cơ sở, chiếm 94,3% (diện tích đất 1.185ha, diện tích nhà 1.133.989m2), hiện mới hoàn tất công tác kiểm tra hiện trạng.

Đến vi phạm Nghị định 07/2003; nghị định 52/1999; NĐ 199/2004 của Chính phủ khi Công ty Tài chính cao su ký hợp đồng mua tài sản là quyền sử dụng đất năm 2004, 2005 để làm trụ sở Văn phòng Công ty (nếu so với giá đất do UBND TP HCM ban hành năm 2018 thì giá mua cao hơn) nhưng không lập Báo cáo nghiên cứu khả năng, chưa có dự án đầu tư được phê duyệt.

Đến vi phạm trong đầu tư, sử dụng nguồn vốn công

Theo Báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tiến hành kiểm tra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều vi phạm của Tập đoàn Cao su Việt Nam, có dấu hiệu thất thoát tài sản công lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Theo báo cáo KTNN đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 đối với các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty, Tập đoàn và công ty. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su (VRG) còn xảy ra nhiều vi phạm như Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã thực hiện việc trích lập dự phòng nợ thu khó đòi, cùng với đó Tập đoàn Cao su đưa ra khấu hao tài sản Công đoàn lên tới 3 tỷ, theo KTNN là không đúng quy định.

Ngoài ra, Tập đoàn Cao su còn bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn bảo lãnh cho Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang trả nợ thay, chưa thu hồi 100,87 tỷ đồng; Công ty CP Cao su Phú Riềng – Kratie 92,28 tỷ đồng, Công ty CP Chứng khoán cao su 7,3 tỷ đồng.

Tập đoàn Cao su bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi lên tới 200,68 tỷ đồng.

Tập đoàn Cao su bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay chưa thu hồi lên tới 200,68 tỷ đồng.

Nhiều Công ty con của Tập đoàn sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, luỹ kế tính đến ngày 31/12/2018, Tập đoàn Cao su có hàng loạt công ty thua lỗ nặng như: Công ty CP TM DV và Du lịch Cao su lỗ 344 tỷ đồng, Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang 140 tỷ, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh lỗ 48 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Cao su Mang – Yang lỗ 42 tỷ đồng, Công ty CP Quasa – Geruco 43 tỷ đồng… Một số khoản đầu tư của Tập đoàn VRG vào các công ty liên kết dài hạn khác bị thua lỗ mất vốn. Cụ thể, Công ty mẹ VRG với 11 công ty liên kết lỗ luỹ kế 1.050 tỷ đồng, đầu tư dài hạn khác tại 3 công ty có lỗ luỹ kế lên tới 134 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại Tập đoàn Cao su còn để đơn vị thành viên chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty TNHH MTV TCT Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pa’h.

Tập đoàn còn để đơn vị thành viên là Công ty CP Cao su Phước Hoà trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định. Ngoài ra, phía Tập đoàn còn để Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh chi vượt 49,38 tỷ đồng (tính đến luỹ kế 31/12/2018).

Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn giao khoán đất cho các hộ dân chưa đúng quy định như: Giao khoán đất cho các cá nhân cư trú ngoài địa bàn: Công ty CP Cao su Phước Hoà giao 61,47 ha; Công ty CP Cao su Tân Biên giao 13,43 ha; các công ty này còn giao khoán vượt định mức với Công ty Cao su Phước Hoà là 1 trường hợp, cao su Tân Biên 4 trường hợp.

Còn trong công tác thực hiện thoái vốn, Tập đoàn chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt đối với Công ty CP Cao su Phước Hoà là 2 đơn vị.

Với hàng loạt các vi phạm được KTNN chỉ ra, dư luận cho rằng Tập đoàn Cao su liên tiếp khoản đầu tư lỗ, chưa thu hồi đến mất vốn, trong công tác quản lý đất đai đã được TTCP chỉ ra mất đến gần 11 nghìn hecta đất… nhưng đến nay cơ quan chỉ có động thái khiển trách là quá nhẹ với những vi phạm của Tập đoàn này?

Cuối năm 2017, hàng loạt cán bộ nguyên lãnh đạo và thành viên của Tập đoàn Cao su đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Cao su (có mã chứng khoán là GVR).

Quyết định khởi tố điều tra về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 - Bộ luật Hình sự gồm các bị can: Lê Quang Thung - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam; Nguyễn Thành Châu - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Văn Minh - nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Hồng Phú - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng; Hoàng Văn Sơn - Kế toán trưởng Công ty Cao su Phú Riềng

Theo Tuổi trẻ thủ đô

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công