largeer

Share This Post

SG247

Đối với du khách quốc tế, ẩm thực Việt Nam vẫn chỉ nem và phở

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới là chuyện không còn phải bàn cãi. Nhưng thế giới, trong trường hợp này là du khách quốc tế lại chỉ biết có hai món phổ biến là phở và nem do chúng ta chưa hệ thống hóa để quảng bá bài bản ra bên ngoài.

Trước đó một thông tin khá thú vị về về ẩm thực Việt Nam nhưng không được nhiều người chú ý do bị “vùi lấp” trong ngồn ngộn những thông tin về dịch COVID -19 khắp cả nước và bão lũ tang thương ngập tràn miền Trung là Việt Nam có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực.

Cụ thể, 5 kỷ lục được Tổ chức Kỷ lục thế giới WorldKings công nhận và đang hoàn thiện thông tin, hình ảnh để quảng bá ra thế giới gồm:

Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều món ăn sợi và nước dùng nhất với 64, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới phở, bún bò Huế, cao lầu, mỳ Quảng, bánh canh, hủ tiếu...

7

Là quốc gia có nhiều loại mắm và món ăn làm từ mắm nhất với hơn 100 loại mắm được tìm thấy ở khắp 3 miền của Việt Nam như nước mắm cá, mắm nhum, mắm rươi, mắm nêm, mắm tôm, mắm tép, mắm còng, mắm ba khía...

Đây không chỉ là gia vị nêm nếm khi nấu ăn mà còn là thành phần không thể thiếu của nhiều món nổi tiếng như bún đậu mắm tôm, bún mắm, lẩu mắm...

Là quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất với 43 loại hoa khác nhau có thể ăn được người Việt đã sáng tạo ra tới 272 món ăn và danh sách các món ăn vẫn đang cập nhật thêm.

Empty

Nói tới các món ăn với hoa không thể bỏ qua nộm hoa ban, lẩu bông điên điển, cơm lá sen, canh chua hoa lục bình, nộm hoa chuối, hoa bí xào tỏi...

Quốc gia sở hữu nhiều món cuốn nhất với 103 món cuốn, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới phở cuốn, bánh cuốn, bánh tráng cuốn thịt heo, nem nướng, nem rán, gỏi cuốn...

Quốc gia sở hữu nhiều món làm từ bột gạo nhất với hơn 143 món từ gạo của Việt Nam vẫn đang được cập nhật danh sách trên WorldKings. Chỉ từ các loại bột gạo người Việt làm ra rất nhiều loại bánh ngon với các phương pháp chế biến khác nhau như bánh rán, bánh nậm, bánh đúc, bánh giò, bánh gai...

Thực tế đã chứng minh, ẩm thực là một hệ thống dịch vụ đi kèm rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của mỗi một điểm đến ở tầm địa phương và rộng hơn là quốc gia.Ẩm thực góp phần quan trọng trong việc quyết định nguồn thu qua việc “móc túi” du khách cùng với số ngày lưu trú của các điểm đến.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, trung bình một khách du lịch chị khoảng 1/3 số tiền của mình cho ẩm thực. Đây là cơ sở để cách đây 5 năm, ngành Du lịch Việt Nam bắt tay xây dựng một chiến lược để “biến” Việt Nam thành bếp ăn của thế giới.

Empty

Và đây cũng là cơ hội để các địa phương lấy du lịch làm “mũi nhọn” có lợi thế về ẩm thực như Huế có cơ hội trở thành “bếp ăn của Việt Nam” khi cả nước hiện có khoảng 3.000 món ăn các loại thì đã có trên 1.700 món nấu theo lối Huế.

Tuy vậy, cho đến thời điểm này, các chiến lược về bếp ăn vẫn còn nằm trên giấy. Ẩm thực cả nước hay từng vùng miền như Huế, Quảng Nam vẫn chỉ là những “thương hiệu văn hóa” chứ chưa chạm được đến ngưỡng “thương hiệu du lịch”, chưa là “bếp ăn của Việt Nam” như kỳ vọng.

Bởi thực tế, không chỉ ở Huế mà cả nước, khó có thể tìm thấy được nhiều quán ăn đủ vị thế để phô diễn thế mạnh của mình.

Một chuyên gia du lịch đã nhận xét, hầu hết các địa điểm kinh doanh món Huế hay món Quảng, món Nghệ, món Bắc… chỉ phục vụ những món ăn đặc trưng của vùng miền mình, mà không có những hệ “món ngon” được quy hoạch theo hướng quảng bá, phát triển thương hiệu ẩm thực một cách hệ thống và chuyên biệt theo tính chất dòng ẩm thực chính - phụ, hệ món ăn vùng miền, hệ gia vị…

Bởi vậy, ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới là chuyện không còn phải bàn cãi. Việt Nam vừa có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực với hàng trăm món ăn được nêu tên.Nhưng thế giới, trong trường hợp này là du khách lại chỉ biết có hai món phổ biến là phở và nem do chúng ta chưa hệ thống hóa để quảng bá bài bản ra bên ngoài một cách bài bản và có ý đồ.

Để ẩm thực là thương hiệu du lịch thì trước hết, Việt Nam phải là hình ảnh của nhiều món ăn ngon khác nữa ngoài nem và phở. Bởi hình ảnh là thứ cần nhắc lại đều đặn để nó đi vào tiềm thức du khách, trở thành một phản xạ liên tưởng khi một cái tên, trong trường hợp này là Việt Nam được gọi lên.

Một tin vui nữa là mới đây, tại một buổi chia sẻ về du học Châu Âu do phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam tổ chức tại TPHCM, một đại diện của Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM phát biểu đại ý: Giờ cái tên Việt Nam đã trở nên phổ biến ở Châu Âu, một phần cũng nhờ sự nổi tiếng của các nhà hàng Việt Nam ở bên đó.

Dù có chút đáng tiếc bởi đây là tin vui đến từ bên ngoài, nhưng đây là cơ sở để một lần nữa chúng ta khẳng định: Ẩm thực tới đây chắc chắn sẽ làm được nhiều việc hơn cho du lịch Việt Nam nếu chúng ta có những chiến lược hành động, hệ thống hóa và quảng bá bài bản hơn nữa.

Theo Lao Động

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công