Hiện tỉnh Trà Vinh có 750 ha dừa sáp, tập trung chủ yếu ở huyện Cầu, đã có đăng ký chỉ dẫn địa lý; trong đó, có 70ha được các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Vùng nguyên liệu này có khả năng cung ứng cho nhu cầu thị trường hơn 2,3 triệu trái sáp/năm, và tỉnh đang có kế hoạch mở rộng diện tích lên 5.000 ha theo hướng chọn giống cho tỷ lệ trái sáp cao.

Ông Trang Tửng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trà Vinh cho biết: “Cây dừa sáp của Trà Vinh chủ yếu tập trung ở huyện Cầu Kè. Hiện nay ở các huyện khác trong tỉnh, cũng như ở một số tỉnh cũng có trồng dừa sáp. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá thì nó không cho tỷ lệ sáp cao như ở Trà Vinh. Dừa sáp tự nhiên này không phải muốn trồng ở đâu cũng được, phải có một vùng tương đối tập trung, thí dụ như của Hòa Tân, Cầu Kè, tỷ lệ sáp ở đây rất là cao”.

Giai đoạn 2024 - 2025, Trà Vinh sẽ tiếp tục triển khai tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đậu phộng; đăng ký bảo hộ, quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tôm khô Vinh Kim, sản phẩm cua biển và dưa hấu.
Cre: Dừa Sáp