largeer

Share This Post

SG247

Đúng tháng cao điểm du lịch hè, giá vé máy bay bất ngờ bật tăng, chặng bay Hà Nội – Phú Quốc xấp xỉ 2 - 4 triệu đồng/chiều

Hậu Covid-19, sau thời gian dài giảm sâu để kích cầu du lịch nội địa, đúng tháng cao điểm du lịch thì giá vé máy bay bất ngờ tăng mạnh.

Cụ thể, chặng Hà Nội - Phú Quốc của Vietnam Airlines từ nay đến cuối tháng 7 giá vé xấp xỉ 2 - 4 triệu đồng/chiều hạng phổ thông. Sang tháng 8, giá vé giảm một chút nhưng vẫn ở mức rất cao so với thời điểm dịch, như chặng Hà Nội - Phú Quốc giảm 1,5 - 3 triệu đồng/chiều, chặng Hà Nội - Cam Ranh (Nha Trang) cũng có giá 1,5 - 3 triệu đồng/chiều hạng phổ thông.

Empty

Với Vietjet, giá vé cũng ở mức rất cao so với những mức khuyến mại siêu "khủng" 29.000 - 129.000 đồng thời điểm sắp hết dịch. Cụ thể, chặng bay Hà Nội - Phú Quốc cuối tháng 7 của hãng này có mức giá khứ hồi từ 2,5 - 4 triệu đồng.

Phú Quốc có vẻ là thiên đường dừng chân của nhiều du khách Việt trong mùa hè này. Theo thống kê của Vietnam Airlines, Vietjet số lượng chuyến bay Hà Nội - Phú Quốc mỗi ngày của các hãng xấp xỉ 10 chuyến, dù giá vé rất cao.

Các chuyên gia dự báo, giá vé chỉ tăng trong giai đoạn cao điểm hè tháng 7, tháng 8. Khi sang tháng 9, giá vé sẽ hạ nhiệt do nhu cầu du lịch giảm, học sinh tựu trường.

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), doanh thu các hãng hàng không thế giới dự kiến giảm 419 tỉ USD và lỗ khoảng 84 tỉ USD trong năm 2020, trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương lỗ khoảng 29 tỉ USD. Các hãng hàng không Việt Nam cũng gánh chịu thiệt hại nặng nề với số lỗ hàng nghìn tỉ đồng.

Empty

Nói về việc kinh doanh cũng hãng, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: "Chỉ có một câu ngắn gọn là tê liệt, đóng băng”.

Tính từ ngày 1/4 đến nay, Vietnam Airlines không có doanh thu vận tải hàng không quốc tế, khách quốc tế tháng 6 giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước.

Với thị trường nội địa, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và không có bệnh nhân nào tử vong, nhu cầu du lịch nội địa đã tăng trở lại nhưng sản lượng khách nội địa mới đạt 84% so với tháng 6.2019 và doanh thu tháng 6 năm nay chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm trước. Thực tế, tổng sản lượng và cung ứng nói chung so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm một nửa.

“Còn quá sớm để có thể nói hàng không phục hồi được như trước. Đường bay quốc tế hiện chưa thể mở lại, hơn nửa đội máy bay vẫn đang phải nằm chờ đồng nghĩa với việc không có doanh thu, trong khi vẫn phải chi trả các chi phí quản lý, lương nhân viên…” TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Trong thời gian tới, một số đường bay quốc tế thường lệ có thể mở lại sớm nhất từ đầu tháng 8 tới, song với tuần suất hạn chế 1 chuyến/tuần, rất khó kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi đột biến về doanh thu cũng như tăng trưởng chung cho các hãng hàng không.

Theo dự báo, thị trường nội địa có thể quay về mức trước khi có dịch từ năm 2021, nhưng với thị trường quốc tế thì phải hết năm 2022, các đường bay dài như châu Âu, UK, Pháp, Đức mới hồi phục hoàn toàn.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công