string(4) "news" string(6) "detail" Ea Súp - Đắk Lắk: Thất thoát tài nguyên khoáng sản nghiêm trọng tại mỏ đá Cư M'lan

Saigon 247

2023-08-15 10:35:00

Ea Súp - Đắk Lắk: Thất thoát tài nguyên khoáng sản nghiêm trọng tại mỏ đá Cư M'lan

Mỏ đá của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan (mỏ đá Cư M'lan) tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang có dấu hiệu thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu thuế nghiêm trọng khi hàng loạt xe tải ben cố tình né trạm cân đầu ra, đầu vào trong việc cân tải trọng.

 Mỏ đá có trạm cân chỉ để “đối phó”?!

Thời gian gần đây, tòa soạn báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh của người dân về tình trạng thất thoát tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Để có thông tin chính xác, những ngày giữa tháng 8 - 2023, nhóm phóng viên Tầm nhìn – báo Tri thức và Cuộc sống (PV) có mặt tại thôn 2, xã Cư M'lan, huyện Ea Súp để ghi nhận thực tế sự việc.

Tại mỏ đá Cư M'lan, PV ghi nhận các xe tải ben luân phiên hoạt động chở khoáng sản nguyên khai di chuyển từ địa điểm khai thác đến khu chế biến đá thành phẩm không đi qua trạm cân mặc dù trạm cân tải trọng cách đó chỉ chưa tới 100m.

Cùng thời điểm, PV ghi nhận các xe tải ben khác (xe 3 chân, 4 chân) vào mỏ mua đá thành phẩm đem đi tiêu thụ. Lần lượt các xe tải ben mang kiểm kiểm soát 78H – 040.60, 49H – 025.49,... chở đá từ địa điểm lấy khoáng sản đi ra ngoài đều không đi qua trạm cân, camera giám sát.

Toàn cảnh mỏ đá thuộc Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan.

Toàn cảnh mỏ đá thuộc Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan.

Ở một diễn biến khác, PV tiếp tục ghi nhận hoàng loạt xe tải 3 chân, 4 chân vào lấy đất trong khuôn viên mỏ đá Cư M'lan mang đi tiêu thụ tuy nhiên không qua bất kỳ trạm cân nào.

Xe Chở đá nguyên khai không qua trạm cân.

Xe Chở đá nguyên khai không qua trạm cân.

Tại thời điểm này trạm cân tải trọng mỏ đá thuộc Công ty Cư M'lan chỉ để trang trí, còn chức năng hoạt động thì gần như không. Như vậy có thể nói việc mỏ đá của Công ty Cư M'lan lắp trạm cân nhưng không sử dụng là có cơ sở. Câu hỏi đặt ra là khối lượng khoáng sản đã khai thác là bao nhiêu, công ty ghi chép bằng cách nào?

Xe chở đá ra khỏi mỏ mang đi tiêu thụ không qua trạm cân.

Xe chở đá ra khỏi mỏ mang đi tiêu thụ không qua trạm cân.

Để có câu trả lời khách quan, đa chiều theo phản ánh của người dân và bạn đọc, PV đã liên hệ đặt lịch tới UBND huyện Ea Súp. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành của huyện Ea Súp có liên quan sẽ trả lời báo chí như thế nào chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong bài sau.

Từ việc mỏ đá của Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan không tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản vậy câu hỏi đặt ra là việc Kiểm soát theo dõi, sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác hàng năm (báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ; hóa đơn/phiếu xuất kho, phiếu cân; các hóa đơn chứng từ liên quan đến nộp thuế, phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Sẽ được tính toán như thế nào, Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cư M'lan có đang trục lợi trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của nhà nước.

Xe vào mua đá không cân đầu vào.

Xe vào mua đá không cân đầu vào.

Công tác quản lý, giám sát việc khai thác, vận chuyển khoáng sản ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đang tồn tại nhiều bất cập. Đây là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát khoáng sản và thất thu thuế, UBND huyện Ea Súp sẽ nói gì về vấn đề này, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk sẽ xử lý thực trạng trên ra sao.

Xe chở khoáng sản tung hoành trên đường 2.5 tấn

Bên cạnh việc không lắp trạm cân, camera giám sát, theo người dân xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, xe chở đất, đá từ mỏ đá của Công ty Cư M'lan lưu thông trên các tuyến đường liên thôn, liên xã đã diễn ra nhiều năm qua đã gây hư hỏng nghiêm trọng, xuất hiện ổ voi, ổ gà không chỉ gây mất ATGT, mà còn gây bụi bặm vào mùa nắng, lầy lội vào mùa mưa.

Xe chở khoáng sản đi vào đường bê tông có tải trọng 2.5 tấn.

Xe chở khoáng sản đi vào đường bê tông có tải trọng 2.5 tấn.

Theo quan sát của PV, những chiếc xe ben chở đá 3 chân, 4 chân có tổng tải trọng 30, 40 tấn vô tư di chuyển trên các tuyến đường liên thôn, liên xã tại đây hầu hết đều có tải trọng 2,5 tấn hoặc 6 tấn mà không thấy bất cứ lực lượng chức năng nào kiểm tra, xử lý. Mỗi lần xe tải di chuyển qua lại khiến bụi bay mù mịt, những hàng cây ven hai bên đường dày đặc lớp đất trắng.

Xe ben 4 chân đi qua đường bên tông nông thôn có tải trong 6 tấn.

Xe ben 4 chân đi qua đường bên tông nông thôn có tải trong 6 tấn.

Mỗi khi có xe tải ben chở đá đi qua, các phương tiện xe 2 bánh, ô tô con phải tấp vào lề đường tránh né. Đáng lo, vào thời điểm học sinh đến trường và tan học, con em học sinh đi lại trên tuyến đối diện với hiểm họa, nguy cơ tai nạn giao thông.

Một người dân xin được giấu tên cho biết: “Người dân chúng tôi ở đây khổ lắm. Xe tải ra vào liên tục, bụi bay mù mịt, đường xá thì hư hỏng. Mỗi lần đi xe máy mà gặp xe tải đi ngược chiều là chúng tôi phải xuống lề dừng lại để né tránh”.

Bụi bay mù mịt mỗi khi có xe chở đá đi qua.

Bụi bay mù mịt mỗi khi có xe chở đá đi qua.

Trước thực trạng trên, mong rằng các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý, tránh tình trạng để các cá nhân, tập thể khai thác khoáng sản trục lợi, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây thất thoát thuế, ô nhiễm môi trường và tránh nguy cơ mất an toàn cho người dân tham gia giao thông.

Tầm nhìn - báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin sự việc./.

Một số hình ảnh PV ghi nhận được tại mỏ đá Cư M'lan và trên các tuyến đường bê tông nông thôn tại xã Cư M'lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty