largeer

Share This Post

SG247

Ép buộc công nhân làm việc ngày nghỉ Tết bị phạt như thế nào?

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, công ty ép công nhân làm việc vào ngày nghỉ Tết Âm lịch sẽ bị phạt như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điểm b Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

Ép buộc công nhân đi làm ngày Tết sẽ bị xử phạt hành chính. Ảnh: Nam Dương

Ép buộc công nhân đi làm ngày Tết sẽ bị xử phạt hành chính. Ảnh: Nam Dương

Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Điểm b Khoản 3 Điều 17 Chương II Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Nghị định 28/2020/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ tết mà không được sự đồng ý của người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định nêu trên.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công