largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Gạo Việt vào EU vẫn còn khiêm tốn

Có thể thấy lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU còn đang rất khiêm tốn đối với một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới như Việt Nam. Việc ra nhập EVFTA đã mở ra một ô cửa nhỏ dành cho gạo Việt.

Theo Báo Lao Động dẫn lời, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn đang ở mức thấp, đạt khoảng 20.000 tấn, trị giá đạt 10,7 triệu USD năm 2019, trong khi mức tiêu thụ gạo trung bình của EU trong khoảng 2,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

2

Trong danh mục các thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam không có tên các nước thành viên EU, mà chỉ có Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Philippines, và một số thị trường Châu Phi như Bờ Biển Ngà… Có thể thấy, dù là quốc gia xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, nhưng hạt gạo Việt vẫn còn vắng bóng tại EU.

Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, nguyên nhân là Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh được với gạo của các nước khác như Thái Lan, Hoa Kỳ, Úc được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan lớn và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanma được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Về nguyên tắc, Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu gạo sang EU, nhưng do thuế suất nhập khẩu gạo vào EU cao nên sẽ không cạnh tranh. Cụ thể, thóc là 211 EUR/tấn, gạo lứt là 65 EUR/tấn, gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ là 175 EUR/kg, gạo tấm là 65EUR/kg.

"Hiệp định EVFTA mở ra một ô cửa nhỏ, khi dành lượng hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn mỗi năm, lượng gạo trong phạm vi này được hưởng thuế suất 0%, tức là dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan. Việt Nam không phân bổ hạn ngạch trên, mà EU phân bổ cho các doanh nghiệp nhập khẩu bên phía họ", ông Hải cho biết.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tìm, liên hệ doanh nghiệp EU nào được nhập khẩu gạo có hạn ngạch để giao dịch, chào bán cho họ. Riêng với gạo thơm, EVFTA yêu cầu phải có thêm xác nhận của chính quyền Việt Nam.

Điều này làm phát sinh thêm một thủ tục hành chính, mà đã thủ tục hành chính thì phải quy định ở mức Nghị định. Do vậy, hiện nay Bộ NNPTNT đang gấp rút hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định này.

Các doanh nghiệp Việt cũng đang nhìn nhận rất rõ về những thách thức khi gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, bởi đây là thị trường cấp cao đòi hỏi vấn đề chất lượng rất khắt khe không chỉ về vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mà hàng loạt vấn đề đi kèm như các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, vấn đề sử dụng lao động…

Thị trường EU vốn đã quen sử dụng gạo của Thái Lan, Campuchia, Myanmar… để vào được EU và có thể “trụ vững” là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công