largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Ghẹ xanh Phan Thiết giá "siêu rẻ" đại náo đường phố Sài Gòn

Trong khi các vựa hải sản bán ghẹ loại lớn giá từ 200.000 đến 400.000 đồng / kg tùy kích cỡ thì trên các đường phố Sài Gòn, tiểu thương xe đẩy chỉ bán với giá chưa đầy 100.000 đồng. Được biết, loại ghẹ xanh này ngày càng hiếm và giá khá đắt 650.000 đồng/kg cho loại ghẹ sống, ghẹ bị ngộp cũng đã từ 200.000-300.000 đồng.

Theo VNE chia sẻ: Dọc đường uyến đường quốc lộ 1A ở quận 12, TP Hồ Chí Minh tập trung nhiều xe loại ghe xanh với giá siêu rẻ. Chỉ cần bỏ ra 100.000-120.000 đồng là các chị em có thể mua được 1kg ghẹ xanh về chế biến bữa tối.

Được biết hải sản "ngộp" là loại đã yếu sức trong quá trình vận chuyển do thiếu oxy. Các chủ xe đẩy trước đây thường chỉ bán ghẹ ngộp ba chấm, nhưng gần đây, ghẹ xanh - loại ngon nhất trong các dòng ghẹ, bị ngộp cũng được bày bán rẻ ở nhiều tuyến đường TP HCM.

Ghẹ được bày bán trên quốc lộ 1A (quận 12). Ảnh: Hồng Châu.

Ghẹ được bày bán trên quốc lộ 1A (quận 12). Ảnh: Hồng Châu.

Theo anh Hoàng - người bán ghẹ trên tuyến đường này cho biết, ghẹ xanh ngộp được anh lấy từ Phan Thiết. Vì là ghẹ ngộp nên có giá rẻ. Tuy nhiên, chất lượng vẫn khá đảm bảo.

"Mỗi ngày, tôi bán vài chục kg khách vẫn không phàn nàn gì. Mọi năm chỉ bán ghẹ 3 chấm hay ghẹ đỏ, nhưng năm nay ghẹ xanh dồi dào mới có hàng để bán", anh nói và cho hay, những tháng đầu năm, ghẹ rất nhỏ, nay vào mùa nên ghẹ lớn nhiều. Một kg chỉ khoảng 6-7con.

Là một người chuyên bán hải sản dạo như ốc, sò - anh An chủ xe chủ xe đẩy trên đường Phạm Văn Đồng (Thủ Đức) cho biết: “ Lúc trước t chỉ bán ốc, sò thôi, vì ghẹ giá cao khó bán. Bán lề đường mà giá ghẹ loại ngộp đã 250.000- 300.000 đồng không ai mua.

Mấy nay vào mùa mưa, ghẹ nhiều đầu mối chào giá tốt, ghẹ lại hút khách nên 2 ngày nay tôi lấy khoảng 1 tạ về bán thử. Mỗi ký bán 100.000 đồng. Chỉ bán một buổi chiều lúc công nhân viên tan ca là hết sạch.”

Anh cho biết thêm, vì không tốn chi phí thuê mặt bằng nên có giá rẻ hơn các cửa hàng.

Đang đứng chờ cân số ghẹ vừa lựa xong, chị Mai (quận Gò Vấp) chia sẻ : “Mỗi ngày đi làm về hay đi ngang qua đường này, thấy người ta mua ghẹ nhiều, tôi cũng vào xem thử, thấy giá rẻ mà ghẹ cũng còn khá tươi nên mua thử 1 kg về ăn, nếu ngon sẽ mua tiếp và giới thiệu cho mấy người quen cùng mua. Chứ thường ngày ghẹ ở chợ hay cửa hàng hải sản khá đắt nên tôi cũng ít khi mua.”

Nếu cua ghẹ đã mất độ tươi sống, bảo quản không đúng cách thì histamine từ không độc sẽ chuyển sang độc, nhẹ thì gây ra dị ứng, ngộ độc, nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Nếu cua ghẹ đã mất độ tươi sống, bảo quản không đúng cách thì histamine từ không độc sẽ chuyển sang độc, nhẹ thì gây ra dị ứng, ngộ độc, nặng thì có thể dẫn đến tử vong.

Trái ngược với giá bán rất rẻ ở lề đường, tại các cửa hàng, ghẹ xanh ngộp có giá 250.000-300.000 đồng một kg. Còn các loại ghẹ sống, giá lên tới 650.000 đồng một kg.

Ông Văn, chủ cửa hàng bán hải sản (chợ Cây Gõ, quận 6) cho hay: “ Hiện nay trên thị trường có 2 loại ghẹ ngon và ghẹ dạt. Loại ngon thì ngoài bán cho các vựa, nhà hàng, còn mang đi xuất khẩu. Còn loại ghẹ dạt cứ vào mùa mưa số lượng tăng mạnh nhưng chất lượng không tốt và bị óp. Do vậy, người dân cũng như thương lái thường bán với giá rẻ. Loại ghẹ này mua về ăn sẽ không có nhiều thịt mà chủ yếu là vỏ, thường dùng để nấu nước lẩu, nước canh lấy vị ngọt”.

Chị Hoa, chủ cửa hàng hải sản ở chợ An Bình (quận 5) cho biết, ghẹ xanh loại 1 khoảng 4-5 con một kg được bán giá 650.000 đồng. Loại 2-3, giá thấp nhất cũng lên tới 450.000 đồng. Riêng với loại bị ngộp, giá 300.000 đồng một kg. Còn với loại ghẹ 3 chấm hay ghẹ đỏ thì giá chỉ khoảng 200.000 đồng một kg, loại ngộp có giá 160.000 đồng.

Theo chị này, ghẹ xanh dù có ngộp nhưng giá cũng lên tới 200.000-300.000 đồng một kg. Nhiều chủ xe đẩy bán giá chỉ 90.000-120.000 có thể là ghẹ xanh dạt, chất lượng thấp. Đặc biệt, những ngày gần giữa tháng, chất lượng ghẹ ốp cao nên thường các đầu mối đẩy hàng cho xe đẩy bán với giá rẻ.

Cũng cho biết ghẹ xanh ngày càng hiếm và khó có giá rẻ như trên, chủ cửa hàng hải sản quận Tân Bình cho rằng, có thể loại ghẹ giá rẻ được các cửa hàng ướp đá lâu bán không hết nên xổ với giá rẻ cho các xe đẩy. Mặt khác, tháng 6-8 mưa nhiều, ghẹ bắt đầu vào mùa vì thế ghẹ xanh dạt cũng khá dồi dào. Do đó, chúng được bán với giá rẻ.

"Ghẹ xanh ngộp ở cửa hàng tôi chỉ để khoảng 1 tiếng mà vẫn có giá 250.000 đồng mỗi kg. Còn nếu sau một tiếng không có khách mua, cửa hàng sơ chế lọc thịt bán theo khay chứ ít khi để lâu", chủ cửa hàng này nói. Đồng thời, chị khuyên khách hàng nên thận trọng khi mua sản phẩm giá "siêu rẻ". Bởi nếu ghẹ chết đã lâu, chất dinh dưỡng sẽ giảm bớt, thịt sẽ bở và không ngon, thậm chí hoi.

Được biết thủy hải sản tươi sống bán rải rác trên các tuyến đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất định, có thể nguy hại đến sức khỏe người ăn. Nguyên do là họ bán rong, bảo quản trong thùng nước đá thô sơ khó an toàn với thời tiết mưa nắng thất thường, nên dễ hư hỏng, mà thủy hải sản có những tiêu chuẩn bảo quản rất khắt khe.

Với các loại cua ghẹ đã chết vài giờ, nếu bảo quản đúng cách (xử lý, làm sạch, cấp đông và bảo quản lạnh) vẫn ăn có thể ăn được. Nhưng người tiêu dùng chớ ham cua ghẹ giá rẻ mà có ngày rước họa, bởi theo PGS. TS Nguyễn Văn Hòa, hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, khả năng kháng khuẩn tốt. Nhưng khi cua ghẹ đã chết vi khuẩn xâm nhập nhanh, độc tố và men phân giải chất đạm hoạt động cũng rất nhanh nên rất nhanh hỏng.

Nếu cua ghẹ đã mất độ tươi sống, bảo quản không đúng cách thì histamine từ không độc sẽ chuyển sang độc, nhẹ thì gây ra dị ứng, ngộ độc, nặng thì có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng ngộ độc, dị ứng hải sản sẽ gây đỏ da, ngứa (chủ yếu ở mặt cổ, ngực, tay nói chung là ở phần trên), nặng hơn có thể bị khó thở, tụt huyết áp, nôn, đau bụng, thậm chí tử vong. Nhưng quá ít người tiêu dùng biết đến nguy hiểm đó, nhất là sau khi thủy hải sản đã bị sơ chế, tẩm ướp rất nhiều gia vị đánh lừa cảm giác.

Lời khuyên chung cho người tiêu dùng là mua hải sản ăn phải cẩn thận, chọn hàng có chất lượng ở siêu thị, đại lý có đầu mối, nguồn cung cấp uy tín… đã có kiểm nghiệm phần nào. Nên rèn thói quen mua sắm là gặp gì giá rẻ, có bất thường là phải cảnh giác, nhất là khi mua ở các hàng rong.

Nếu muốn ăn cua ghẹ vỉa hè, nên mua vào khoảng 15 -17 giờ sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nên xem kỹ cua, ghẹ tươi sống hay đã chết để tránh bị hớ giá. Nên tự chọn cua ghẹ, không để người bán chọn hộ, và nhớ nhìn cân cẩn thận, giao hẹn việc đổi, trả hàng (tốt nhất là có cân kiểm tra của mình).

Nhưng nên chọn mua thuỷ hải sản ở những nơi có uy tín, đừng ham rẻ. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào thì đừng mua.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công