largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Giá phân bón tăng gấp 3 lần, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt: 1 công lúa chỉ mua được 2-3 bao phân

Hiện tại phân Ure Cà Mau và Phú Mỹ có giá ngưỡng 800-850 nghìn đồng/bao có trọng lượng 50kg, Phân Ure Ninh Bình có mức giá thấp nhất là 810-840 nghìn đồng/bao; Phân DAP Hồng Hà có giá 1,180-1,250 triệu đồng/bao, DAP Đình Vũ 900-950 nghìn đồng/bao…

Mỗi loại có mức tăng từ 70-100 nghìn đồng/bao so với tuần trước và có loại đã ghi nhận mức tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, cơn “bão giá” này còn tiếp diễn khi vụ Đông Xuân ở miền Nam đang gần kề.

Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa, gạo nhiều nhất nước, chiếm hơn 50% sản lượng gạo của quốc gia, khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 70% lượng trái cây. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá vật tư đầu vào tăng chóng mặt, đặc biệt là phân bón tăng cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của bà con nông dân.

Tạp chí Thương Trường thông tin, nông dân Trần Văn Bé Bảy, ở xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chia sẻ trên báo chí: "Tình hình giá phân hiện nay ở ngoài thị trường tăng rất nhanh, đặc biệt là phân URE và phân DAP. So với những năm trước phân URE hiện nay từ 600.000 đồng đến hơn 800.000 đồng/bao do đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất của người nông dân. Bà con chúng tôi rất lo lắng".

69

Trong thời gian vừa qua, vì nhiều lý do, giá phân bón tăng chóng mặt. Điển hình như phân DAP, vào tháng 10 năm ngoái giá chưa tới 10.000 đồng/kg, nhưng đến nay đã tăng lên 25-26.000 đồng/kg. Đặc biệt là phân Ure sau 2 năm liên tiếp gần như chỉ dao động nhẹ, nay cũng tăng rất cao, phân Ure chỉ sau 1 tuần đã tăng thêm bình quân xấp xỉ 100.000 đồng/bao. Đến ngày 20/10, đã lên 860.000 đồng/bao.

Nhiều nông dân cho biết, nếu so sánh cùng kỳ năm trước, các loại phân bón đã tăng 2-3 lần. Nông dân hầu như không ham làm lúa nữa. Nhiều người trồng lúa đều muốn bỏ ruộng vì sản xuất lúa không lời, thậm chí lỗ nặng.Theo báo cáo mới đây của Agriseco Research, tới tháng 9, giá tất cả các loại phân bón đều đã tăng rất mạnh kể từ đáy hồi tháng 5/2020, trong đó DAP tăng 125%, ure tăng 121%, phân lân tăng 130%.

Nguyên nhân là nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất các loại phân bón có sự tăng giá mạnh như lưu huỳnh, khí thiên nhiên hay than do sự đứt gãy nguồn cung bởi tác động của dịch bệnh Covid. Bên cạnh đó, cước vận tải biển tăng rất mạnh trong thời gian vừa qua đã đẩy chi phí sản xuất các loại phân bón tăng cao.

Thêm vào đó, Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, trong bối cảnh Trung Quốc luôn chiếm khoảng 40%-50% tổng lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.

Trước tình trạng giá phân bón tăng cao ảnh hưởng đến người nông dân, đến sản xuất nông nghiệp Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng mới đây có đề xuất về việc giảm sử dụng phân bón. Cụ thể là chỉ bón 50% lượng phân theo nhu cầu, thậm chí có thể chỉ bón 30% để giảm áp lực của giá phân bón tăng cao như hiện nay.

Theo ông Lê Thanh Tùng, khi giảm phân thì năng suất cũng sẽ giảm, nhưng không đến mức nhà nông không còn gì để thu hoạch. Bởi nếu thấp nhất, không bón gì hết, nhà nông cũng có thể thu được từ 3,5 tấn/ha, thậm chí 4 tấn/ha.

Ông Tùng cũng khuyến cáo bà con nông dân nên cân nhắc về mức độ đầu tư, lợi nhuận sẽ thu lại được để tính toán giải bài toán chi phí phân bón ở vụ đông xuân 2021 - 2022 theo cách trên.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết đã tham mưu Bộ NN&PTNT kết hợp Bộ Công thương, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu một số mặt hàng phân bón, nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Đồng thời, sẽ phối hợp để rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường để tránh tình trạng đầu cơ tăng giá.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho biết, để “hạ nhiệt” giá phân bón trong dài hạn thì các nhà máy trong nước phải tăng công suất để đảm bảo năng lực sản xuất theo thiết kế bởi phần lớn các nhà máy vẫn đang sản xuất dưới công suất.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công