largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Giá thực phẩm tại chợ truyền thống TPHCM tăng gấp 3, chủ yếu do tâm lý gom hàng của người dân

Trước thông tin từ 0h ngày 9.7 TP.HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhiều người dân TPHCM lo ngại thiếu thực phẩm nên dẫn đến tình trạng đi mua gom thực phẩm tích trữ tăng đột biến. Cơn bão người dân ùn ùn đi gom thực phẩm hôm qua đã tạo cơ hội cho giới buôn lợi dụng đẩy giá tăng vọt so với ngày thường.
2
34

Tranh thủ đi chợ mua các mặt hàng tươi sống cho gia đình, bà Huỳnh Thị Thơ, ở Quận 10 cho biết, do lo ngại không có người bán nên bà ra cửa hàng rau tại đường Nguyễn Thiện Thuận (Quận 3) nhưng thấy giá rau, củ quả tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường.

"Giá rau muống ngày thường 10.000 đồng bó, nay tăng lên 20.000 đồng, cải ngọt trước chỉ 30.000 đồng/kg nay tăng lên 50.000 đồng/kg,... Nhìn chung, các loại rau củ quả tăng nhiều lần so với trước" - bà Thơ nói trên báo Lao Động.

35

Chị Phùng Thanh Hạnh, ngụ quận Bình Thạnh cho biết, chợ Thị Nghè đóng cửa nên người dân quanh vùng chủ yếu mua hàng ở siêu thị. Nhưng từ hôm qua đến nay, siêu thị đông nghịt người, có nơi xếp hàng dài hàng chục mét nên chị mua hàng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, giá thực phẩm bán online cũng tăng chóng mặt: “Mướp họ bán 48.000 đồng/kg; khổ qua 60.000 đồng/kg. Tôm tươi bình thường dao động từ 150.000 -160.000 đồng/kg nay tăng tới 250.000 đồng/kg; gà sống cũng tăng lên 100.000 đồng/kg” - chị Hạnh cho hay.

Theo khảo sát, không chỉ có các mặt hàng tại các chợ dân sinh tăng mạnh mà giá thịt heo, cá tại chợ cũng đang leo thang. Sườn non được bán tại các chợ dân sinh có giá 180.000-200.000 đồng/kg, nạc vai 130.000-140.000 đồng/kg; cá diêu hồng có giá 120.000 đồng/kg; tôm 230.000 đồng/kg...

Các tiểu thương cũng xác nhận việc giá bị đẩy lên cao là do các chợ đầu mối đóng cửa, quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển cao, kèm theo đó người dân tới mua đông nên dẫn tới tăng giá các mặt hàng.

Zing News thông tin, tổng lượng hàng hóa về TP.HCM ngày 8/7 đạt 2.100 tấn, giảm hơn 34% so với ngày trước đó, theo báo cáo của Sở Công Thương.

36

Cụ thể, lượng hàng về các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa xung quanh 3 chợ đầu mối đạt khoảng 900 tấn. Còn lượng hàng được các thương lái lớn bán hàng qua kênh điện thoại, mạng xã hội, giao hàng trực tiếp không về điểm tập kết ước khoảng 1.200 tấn. Trong đó có 300 tấn thịt gia súc, 50 tấn thủy hải sản và khoảng 1.750 tấn rau củ quả, trái cây.

Theo thống kê của Chi cục Thú y, số lượng heo tiêu thụ khoảng 4.000 con, tương đương 300 tấn thịt, riêng lò giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) cung ứng ra thị trường khoảng 1.916 con, tức khoảng 143,7 tấn thịt.

Khảo sát thực tế của Sở Công Thương TP.HCM cho thấy các tiểu thương lớn ở chợ đầu mối Thủ Đức vẫn đưa rau củ quả về giao hàng trực tiếp cho các thương lái, mối quen.

Hàng hóa không vào chợ mà tập trung chủ yếu dọc 2 bên tuyến đường Nguyễn Thị Sóc, quốc lộ 22 hướng từ ngã ba chợ đầu mối về bến xe An Sương và ngược lại (phương tiện vận chuyển từ các tỉnh giao trực tiếp cho các mối) với sản lượng khoảng 550 tấn.

Trong khi đó, các tiểu thương lớn của chợ đầu mối Thủ Đức có điểm bán hàng trực tiếp trên các tuyến đường xung quanh chợ, khu dân cư sau chợ, đường Ngô Chí Quốc sau chợ, đường xa lộ Hà Nội gần chợ,với tổng sản lượng rau củ quả ước đạt 750 tấn.

Còn tại chợ Bình Điền, thương lái lớn chuyển sang giao hàng trực tiếp, một số thương lái tập kết hàng dọc đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) để giao nhận hàng. Sản lượng rau củ quả đạt khoảng 450 tấn, thủy hải sản khoảng 50 tấn.

Sở Công Thương cho biết hầu hết mặt hàng lương thực, thực phẩm ở các chợ truyền thống có xu hướng tăng giá do số chợ tạm dừng hoạt động tăng cao. Ước tính sức mua tăng khoảng 30% sau thông tin TP áp dụng Chỉ thị 16. Người dân đổ xô mua sắm, dự trữ hàng hóa khiến một số chợ thiếu hàng cục bộ. Cụ thể, giá thịt heo tăng khoảng 10-20%, rau củ quả tăng khoảng 2-5% so với ngày 7/7.

Tính đến sáng 8/7, TP.HCM có 6/106 siêu thị, 85/2.616 cửa hàng tiện lợi, 148/234 chợ truyền thống và 3/3 chợ đầu mối tạm đóng cửa.

Được biết, TPHCM vẫn có hơn 110 chợ truyền thống hoạt động, kèm theo là 106 siêu thị, 2.469 siêu thị mini và 28.700 cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, tại các quận huyện cũng bổ trợ kênh bán hàng online, đi chợ giúp cho người lớn tuổi với sự hỗ trợ của hội phụ nữ, hội thanh niên...

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công