largeer

Share This Post

SG247

Giật mình bé 3 tuổi bị đột quỵ, người lớn 'không tin nổi'

Mới đây, bệnh viện Nhi đồng TP.HCM điều trị thành công cho trường hợp bé 3 tuổi (quê An Giang) bị đột quỵ. Trước đó bệnh nhi nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng đau đầu, lơ mơ, liệt nửa người.

Theo Tuổi Trẻ dẫn lời, chị N.T.T. (mẹ bé) nói: "Bé đang ở nhà thì đột nhiên lơ mơ rồi dần liệt nửa người, mặc cho ai kêu bé không biết gì hết cả. Ở bệnh viện tỉnh chụp chiếu không phát hiện ra, chỉ nghi ngờ bé bị viêm màng não. Tôi cũng không tin trẻ nhỏ như vậy lại bị đột quỵ" 

Thế nhưng khi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP, kết quả chụp MRI phát hiện bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Ngay sau đó các bác sĩ tiến hành can thiệp lấy huyết khối bằng đường động mạch dưới.

2

"Triệu chứng của bệnh đột quỵ ở trẻ cũng giống như người lớn đó là méo miệng, yếu tay chân và không nói được. Do bệnh rất hiếm nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác, đặc biệt là viêm màng não. Nếu không được chuyển viện và điều trị kịp thời, bệnh nhi có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng" - bác sĩ Huỳnh Hữu Danh, khoa nội thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng TP), nói.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng TP cũng tiếp nhận cấp cứu cho một bé trai 5 tuổi (ngụ Long An) trong tình trạng méo miệng, co giật đột ngột do nhồi máu não vùng đỉnh trái. Điều may mắn với bé này là được phát hiện, can thiệp kịp thời nên chỉ bị di chứng nhẹ chức năng ngôn ngữ, vận động.

Cùng thời điểm đó, câu chuyện của nam sinh lớp 7 (12 tuổi) ở Q.Tân Bình, TP.HCM tử vong sau cơn đột quỵ tại lớp khiến nhiều người giật mình âu lo.

PGS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115), đột quỵ ở trẻ em quả thật đang là một thách thức không nhỏ trong việc chẩn đoán, nhận biết.

"Đột quỵ ở trẻ em là bệnh hiếm gặp, có thiên hướng bẩm sinh, y học chứng cứ còn rất ít. Điều này kéo theo việc bỏ sót ca bệnh, thậm chí nhiều ca khi phát hiện đã quá trễ giờ vàng để có thể làm cái gì đó cho các em" - BS Thắng trăn trở.

BS Nguyễn Huy Thắng còn cho biết trong số các ca đột quỵ trẻ em chuyển đến ở thời điểm "quá muộn màng", may mắn có bé vượt qua di chứng. Các bé tìm đến ông thường ở độ tuổi từ 10-12 và có bé chỉ mới 9 tháng tuổi, phần lớn bị hẹp động mạch nội sọ rất nặng.

"Có hai em được người nhà đưa đến khi đã bị liệt nửa người. Trước đó cả hai điều trị tại một bệnh viện nhi nhưng không thể chẩn đoán ra đột quỵ. Sau quá trình điều trị, điều may mắn các bé hết liệt nửa người và nay đều trở thành sinh viên của các trường đại học ở TP.HCM" - BS Thắng kể.

Khó nhận biết, khó điều chỉnh

Đột quỵ ở trẻ em chủ yếu do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt, rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý co giật, viêm màng não, yếu liệt tay chân...

"Về mặt quy trình điều trị đột quỵ cấp của thế giới, ở trẻ em và người lớn đều giống nhau là đều sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch, hoặc lấy huyết khối thông tắc mạch máu lớn. Nếu như ở người trưởng thành đột quỵ thường dễ dàng điều chỉnh thì trẻ em lại rất khó phát hiện, khó điều chỉnh bởi chủ yếu xuất phát từ bẩm sinh, bất thường về mạch máu.

Tuy nhiên, khi phát hiện được đột quỵ kịp thời, trẻ em có lợi thế hơn so với người lớn về khả năng phục hồi các chức năng vận động, chức năng thần kinh và các biến cố thường thấp hơn"- BS Thắng phân tích.

Điều nhiều người lo lắng nhất hiện nay là làm sao nhận biết được một đứa trẻ bị đột quỵ, đưa đến đúng bệnh viện chuyên môn, ở trong phạm vi thời gian điều trị cho phép. BS Thắng dẫn chứng, mỗi năm ở khoa bệnh lý mạch máu não (Bệnh viện Nhân dân 115) tiếp nhận điều trị đột quỵ cấp (khẩn cấp) khoảng 1.000 ca và nếu kể từ năm 2006 đến nay trên 10.000 ca nhưng chưa có trường hợp trẻ em nào. Tại sao?

"Vì chưa có trẻ nào bị đột quỵ được đưa đến đúng giờ, đúng cửa sổ vàng điều trị cả" - BS Thắng khẳng định.

Ngoài ra, việc phân cấp bệnh viện người lớn không có chức năng tiếp nhận điều trị cho trẻ dưới 14 tuổi đang là một rào cản không nhỏ làm mất đi thời gian vàng điều trị đột quỵ cho trẻ. Trong số nhiều bệnh nhi bị đột quỵ đưa vào bệnh viện nhi đồng, có trường hợp không phát hiện ra bị đột quỵ.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công