largeer

Share This Post

SG247

Hạ tầng IDICO: Lấn sân sang địa ốc không thành, đi vay từng món nhỏ vẫn yếu về khả năng trả nợ

Dù đã lấn sân sang địa ốc từ năm 2010 nhưng có vẻ mảng căn hộ chưa mang lại nhiều thành tích cho Hạ tầng IDICO. Còn hiện tại, công ty dù phải đi vay từng món nhỏ nhưng vẫn yếu về khả năng trả nợ.
4da09ace-a185-4b9e-a735-e0499cd54c38

Lấn sân sang địa ốc không thành

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (Hạ tầng IDICO) thành lập năm 2007 với ngành nghề chính là Xây dựng và Vật liệu. Nhưng chỉ 3 năm sau ngày ra đời, Hạ tầng IDICO đã lấn sân sang bất động sản.

Theo đó, đầu những năm 2010, Hạ tầng IDICO hợp tác liên doanh với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu sản xuất gia công và bao bì (PACKSIMEX) để phát triển dự án Khu căn hộ cao tầng Packsimex với tỷ lệ góp vốn 30/70.

Trên website của mình, Hạ tầng IDICO còn giới thiệu Biệt thự trong lĩnh vực Bất động sản. Tuy nhiên, không dự án nào xuất hiện. Kể từ 2010 đến nay, Hạ tầng IDICO cũng không công bố đầu tư bất cứ dự án bất động sản nào khác.

Không rõ cái bắt tay với Packsimex trong mảng bất động sản có mang lại nhiều lợi ích cho Hạ tầng IDICO hay không. Chỉ biết rằng các dữ liệu tài chính không cho thấy điều đó.

Cụ thể, trong 3 năm triển khai dự án (Khu căn hộ cao tầng Packsimex dự kiến thi công trong năm 2010 và bàn giao nhà trong năm 2013), các chỉ tiêu kinh doanh của Hạ tầng IDICO có xu hướng giảm và ở mức thấp.

Trong giai đoạn 2010-2013, doanh thu – lợi nhuận công ty lần lượt đạt 183 tỷ đồng – 42,5 tỷ đồng; 164 tỷ đồng – 45,6 tỷ đồng và 155 tỷ đồng – 37,6 tỷ đồng.

Dự án BOT An Sương – An Lạc được chỉ định thầu, thu phí quá hạn

Muốn lấn sân sang bất động sản để phục vụ người mua nhà không xong, Hạ tầng IDICO tập trung vào mảng kinh doanh chính của mình là hạ tầng. Một trong những dự ấn nổi bật nhưng cũng nhiều tai tiếng của công ty là Dự án BOT An Sương – An Lạc.

Tháng 8/2017, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án BOT Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc của Hạ tầng IDICO.

Đáng chú ý nhất, Thanh tra Chính phủ cho rằng, dự án bổ sung 2 nút giao Quốc lộ 1 với Tỉnh lộ 10 và Quốc lộ 1 với Tỉnh lộ 10B, lắp đặt dải phân cách giữa làn xe cơ giới trên Quốc lộ 1, đoạn An Sương – An Lạc (hợp đồng BOT), UBND TPHCM đã sai phạm trong việc chỉ định Hạ tầng IDICO làm chủ đầu tư mà không đăng tải phổ biến thông tin dự án để các nhà đầu tư khác tham gia.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, Dự án BOT An Sương – An Lạc một lần nữa khiến dư luận xôn xao khi nhiều tài xế tập trung phản đối chủ đầu tư và tố dự án thu phí quá hạn. Đáp lại, phía Hạ tầng IDICO khẳng định đó là do tài xế chưa nắm bắt được thông tin mới. Do đầu tư thêm nhiều hạng mục nên thời hạn thu phí thay vì kết thúc trong năm 2017 như ban đầu, nay điều chỉnh lên tới năm 2033.

Dù tiếp tục thu phí trong năm 2018 nhưng năm 2018, Hạ tầng IDICO lại ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm sút từ 78,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 68,4 tỷ đồng dù doanh thu tăng từ 363 tỷ đồng lên 377 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty gánh lỗ tài chính lên đến 67,3 tỷ đồng. Lỗ tài chính đến từ tổng nợ quá cao, lên đến hơn 1.200 tỷ đồng.

Khả năng trả nợ yếu

Trong vài năm gần đây, trong bối cảnh lỗ tài chính quá cao, Nợ phải trả tại Hạ tầng IDICO được điều chỉnh giảm dần. Tại ngày 31/12/2022, chỉ tiêu Nợ phải trả tại Hạ tầng IDICO đạt 1.063 tỷ đồng, ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Dù nợ được điều chỉnh giảm nhưng bức tranh tài chính của Hạ tầng IDICO vẫn cho thấy nhiều yếu điểm. Đó là Nợ ngắn hạn cao vượt trội so với Tài sản ngắn hạn, từ đó dẫn đến tình trạng Khả năng trả nợ yếu.

Cụ thể, hồi cuối năm 2022, Nợ ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn tại Hạ tầng IDICO lần lượt là 189 tỷ đồng và 48,7 tỷ đồng. Như vậy, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn) của Hạ tầng IDICO chỉ là 0,26.

Theo lý thuyết, Hệ số thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1 thể hiện “Khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản”.

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Hạ tầng IDICO nhỏ hơn 1. Trước đó, tại thời điểm cuối năm 2021, Hệ số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ là 0,23.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công