largeer

Share This Post

Nông Nghiệp

Hàng loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu nhờ thuế 0%

Chỉ sau một tháng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực đã mang lại những tác động tích cực ngay lập tức tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Cụ thể, sau 3 container tôm nước lợ đầu tiên của Ninh Thuận xuất khẩu sang các thị trường Đức, Hà Lan và Anh, thì nhiều loại nông sản khác cũng bắt đầu lên đường sang châu Âu nhờ hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định này.

Nếu Gia Lai có cà phê và các sản phẩm từ chanh dây thì chiều nay (17/9), tại Bến Tre, những lô hàng trái cây gồm: dừa, bưởi và thanh long... cũng đã chính thức lên đường sang EU.

12 tấn bưởi, 20.000 trái dừa và 3 tấn thanh long trị giá 75.000 USD của Công ty Vina T&T chính thức lên đường sang Đức, Anh và Hà Lan. Theo cam kết của EVFTA, toàn bộ các lô hàng đều được hưởng thuế suất 0%.

Hàng loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu nhờ thuế 0% (Ảnh minh họa)

Hàng loạt nông sản Việt chinh phục thị trường châu Âu nhờ thuế 0% (Ảnh minh họa)

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả được điều chỉnh, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của ĐBSCL như: nhãn, chôm chôm, thanh long, dừa, bưởi…

Ngoài ra, mặt hàng gạo cũng đang được xem là mặt hàng nhiều tiềm năng chinh phục thị trường châu Âu. Lô hàng gạo thơm xuất đi EU của Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất sang EU tháng trước là ví dụ. Thay vì thuế suất 4-45% trước đây, lô gạo của Trung An xuất đi châu Âu được hưởng thuế 0%.

Nhờ thuế giảm về 0% nên giá xuất hàng của các doanh nghiệp Việt cũng tốt hơn trước. Đơn cử, giá FOB (giá giao hàng tại tàu) của lô gạo thơm này khoảng 1.080 USD một tấn, cao hơn gấp rưỡi so với giá xuất bán cùng mặt hàng mà doanh nghiệp này thực hiện trước khi EVFTA có hiệu lực.

Những container nông sản đầu tiên đến thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA là tín hiệu vui nhưng chưa thể nói lên sự bền vững. Để tận dụng tốt được EVFTA, các doanh nghiệp cần nhận diện và đáp ứng được những yêu cầu nhỏ nhất từ phía EU.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, một tháng sau khi EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.

Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh, trong đó nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công