largeer

Share This Post

SG247

Hàng nghìn m2 "đất vàng" vào tay doanh nghiệp không qua đấu giá tại Bình Thuận: “Luật chưa thông”… nhưng “đất công đã loạn”

Sẵn sàng thu hồi đất tái định cư giao cho doanh nghiệp, thậm chí phá rừng phòng hộ ven biển, giao đất cho tư nhân không qua đấu thầu mà qua những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” của cơ quan chức năng... là hiện tượng bất thường trong giao đất công tại Bình Thuận. Việc này gây nhức nhối dư luận, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân.

Xung quanh câu chuyện giao đất vàng “hỏa tốc” cho doanh nghiệp tư nhân tại Bình Thuận không qua đấu giá, dư luận đặt câu hỏi liệu có “khuất tất” gì đằng sau chăng?!

Phá rừng, giao đất sạch cho tư nhân?

2

Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 23/9 đã đăng tải bài viết "Đất vàng" vào tay doanh nghiệp tại Bình Thuận (Kỳ 3): Dân khổ vì… “văn bản hỏa tốc”?"

Trước đó, hàng trăm nghìn mét vuông "đất vàng", đất công tại trung tâm thành phố Phan Thiết, Bình Thuận "bỗng dưng" rơi vào tay tư nhân, nhưng không thông qua đấu giá đang gây bức xúc trong dư luận.

3

Tất cả các khu đất này chủ yếu có nguồn gốc là đất công thông qua giải tỏa (mồ mả, đất ở, nhà ở của những người dân nghèo, đất quy hoạch làm trụ sở cơ quan hành chính…), nhưng sau đó được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp nhưng không thông qua đấu giá. Nghiêm trọng hơn là việc áp dụng luật còn nổi cộm nhiều bất cập về đối tượng, thậm chí là "chưa thông luật”… nhưng “đất công đã loạn”.

4

Tương tự, tại dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương, do Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và Hoá chất Việt Nam làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn các xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam), xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận.

Dự án này được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3579/QĐ-UBND ngày 5/12/2016. Sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Bình Thuận lần lượt ban hành 02 Quyết định số 904/QĐ-UBND (ngày 5/4/2017), Quyết định số 3670/QĐ-UBND (ngày 21/12/2017) thu hồi đất và tạm giao mặt bằng cho Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và Hoá chất Việt Nam để thực hiện dự án.

Để có được dự án này thì Bình Thuận phải chấp nhận “hy sinh, đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi”, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhưng nay phải chuyển sang cho dự án du lịch của tư nhân

Để có được dự án này thì Bình Thuận phải chấp nhận “hy sinh, đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi”, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhưng nay phải chuyển sang cho dự án du lịch của tư nhân

Chưa dừng lại ở đó, dự án này lại tiếp tục được UBND tỉnh Bình Thuận điều chỉnh 2 lần với các quyết định số 1165/QĐ-UBND (ngày 9/5/2018), số 966/QĐ-UBND (ngày 17/4/2019).

Đến tháng 8/2019, UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục ban hành Quyết định số 1961/QĐ-UBND (ngày 2/8/2019) phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương.

Theo quyết định này Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương có quy mô khoảng 12,54 ha. Và ngày 28/10/2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lê Tuấn Phong đã chính thức ký Quyết định số 2746/QĐ-UBND về việc “chuyển mục đích rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp để đầu tư xây dựng dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương”.

“Luật chưa thông”… nhưng “đất công đã loạn”

12

Để làm rõ hơn về những “khuất tất” trong việc giao đất, ngày 9/11 Diễn đàn Doanh nghiệp có bài viết: "Đất vàng" vào tay doanh nghiệp tại Bình Thuận (Kỳ 4): "Khuất tất" giao đất không đấu giá?”

Chính sự “đặc cách” một cách khó hiểu của chính quyền tỉnh Bình Thuận khi giao đất cho tư nhân theo kiểu “thần tốc”, đã để lại những hậu quả lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo, gây bất ổn xã hội là vấn đề rất đáng lên án.

Ngày 22/3/2017, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 738/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của TP. Phát Thiết, trong đó có việc quy hoạch và phát triển dự án lấn biển tại phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

Dự án chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

Dự án chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

Và chỉ sau 1 ngày, tức ngày 23/3/2017, các ban ngành của tỉnh Bình Thuận đã hội họp đầy đủ gồm Sở TN&MT do Chi cục quản lý đất đai tỉnh đại diện đã chủ trì họp với sự tham gia đại diện Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, UBND TP. Phan Thiết và Công ty Trường Phúc Hải để quyết định cho Công ty Trường Phúc Hải được triển khai dự án này hay không.

Hàng trăm hộ dân bức xúc khi bị chính quyền thu hồi đất để triển khai dự án.

Hàng trăm hộ dân bức xúc khi bị chính quyền thu hồi đất để triển khai dự án.

Ngày 28/3/2017, tức chỉ sau 5 ngày sau, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận có văn bản số 1153/STNMT-CCQLĐĐ gửi Công ty Trường Phúc Hải với nội dung: Theo hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án lấn biển bố trí lại khu dân cư và chỉnh đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết của Công ty Trường Phúc Hải.

Và cũng tại văn bản này, Sở TN&MT thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao thuê đất, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất thực hiện dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

“Việc thẩm định điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì đây là loại dự án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước với đề xuất vốn thực hiện dự án của Công ty trường Phúc Hải là 950 tỷ đồng. Trong đó, khả năng đáp ứng năng lực tài chính là 15% vốn đầu tư dự án theo giấy xác nhận số dư của Ngân hàng Ocean Bank đến ngày 22/10/2014 là 200 tỷ đồng.

Ngoài ra, văn bản cũng cho biết theo báo cáo rà soát tình hình thực hiện pháp luật đất đai của Công ty Trường Phúc Hải và rà soát hồ sơ có liên quan thì “Công ty chưa được cấp có thẩm quyền giao thuê đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật”?

Tuy nhiên ở phần Kết luận, Sở TN&MT lại khẳng định: “Công ty Trường Phúc Hải đủ điều kiện thực hiện thủ tục đất đai theo quy định. Nghĩa là dự án được doanh nghiệp thực hiện bằng hình thức thuê đất chứ không thông qua đấu giá”?

Ngày 17/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định chủ trương đầu tư số 1017/QĐ-UBND với việc chấp thuận cho Công ty Trường Phúc Hải thực hiện dự án này với yêu cầu Công ty Trường Phúc Hải phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trước thời điểm giao đất cho thuê đất.

Tới ngày 7/2/2018 thì Sở TN&MT đã có tờ trình số 99/TT-STNMT về việc giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long của Công ty Trường Phúc Hải. Và từ đây, hơn 122,9ha đất lấn biển đẹp nhất TP. Phan Thiết đã thuộc về tay Công ty Trường Phúc Hải.

Theo tìm hiểu, khu đất trên vẫn chưa được đền bù cho người dân. Qua đó dư luận hoài nghi về tính pháp lý, những dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, làm méo mó, ảnh hưởng tới sự minh bạch của thị trường bất động sản.

7

Để xoa dịu dư luận, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đã phải ra văn bản chấn chỉnh đối với Công ty Trường Phúc Hải.

Ngày 9/9/2020, đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận mới chính thức tổ chức họp dân để để thực hiện thông báo thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết.

Tại buổi họp, hàng trăm hộ dân đã bức xúc và phản đối vì cho rằng, đây là khu tái định cư của hơn 100 hộ dân và đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao từ năm 1994. Thế nhưng, trong quá trình giao đất, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã bỏ mặc cho người dân sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”, suốt 7 năm phải sống trong cảnh đèn dầu, điện nước không có, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không được cấp, mặc dù đã trôi qua 26 năm và người dân đã liên tục đề nghị.

Suốt 26 năm người dân chỉ nhận được giấy giao đất và phải làm nhà trong vòng 10 ngày, và không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, mặc dù đã nhiều lần đi xin.

Suốt 26 năm người dân chỉ nhận được giấy giao đất và phải làm nhà trong vòng 10 ngày, và không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, mặc dù đã nhiều lần đi xin.

Hay tại dự án Khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương, Bình Thuận chấp nhận “hy sinh", đốn bỏ 7,17 ha cây dương 25 năm tuổi, tươi tốt, chắn sóng, ngăn gió, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Việc ngăn chặn bão lũ, triều cường cho khu vực Tiến Thành, Thuận Quý nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung sẽ ra sao khi diện tích rừng ven biển ngày càng thu hẹp? Hậu quả sẽ thế nào khi những năm qua, tình hình thiên tai diễn biến thất thường, biển đã lấn sâu vào đất liền, nguy cơ mất đất, nỗi lo bị sóng biển xâm lấn ngày càng tăng lên?

Đáng nói, với một dự án hình thành từ đất rừng phòng hộ, đất công, khi giao đất UBND tỉnh Bình Thuận đã không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để có cơ hội tuyển lựa dự án phát triển du lịch ưu việt nhất, tuyển lựa nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, thu ngân sách cao hơn theo luật định. Thay vào đó, UBND tỉnh Bình Thuận lại chọn cách giao "đất sạch" cho doanh nghiệp không qua đấu thầu?

Việc các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận liên tiếp ban hành những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” một cách “bất thường”, để “gấp rút giao đất vàng cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá, không chỉ gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, mà còn khiến hàng trăm hộ dân mất nhà, mất cửa, bị đảo lộn cuộc sống.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công