largeer

Share This Post

SG247

Hàng trăm nghìn m2 "đất vàng” vào tay doanh nghiệp không qua đấu giá tại Bình Thuận: Sai sót trong quản lý hay có “lợi ích nhóm”?

Liên quan tới những bất cập về “lỗ hổng” trong quá trình quản lý đất vàng tại tỉnh Bình Thuận nổi cộm là việc giao hàng tram nghìn m2 đất công nhưng lại không thông qua đấu giá với giá cho thuê “rẻ bèo” ưu ái giao đất trực tiếp cho doanh nghiệp đã khiến cho người dân vô cùng bức xúc. Việc thiếu minh bạch trong giao và quản lý tại đây liệu rằng là lỗ hổng pháp lý hay phục vụ lợi ích nhóm?
10

Trước đó Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 18/8/2020 đăng tải bài viết “Bình Thuận: "Đất vàng" vào tay doanh nghiệp không qua đấu giá”.

Bài viết có đề cập đến dự án Khu liên hợp hồ điều hòa, chỉnh trang đô thị và dịch vụ thương mại Hưng Long (tên thương mại là Ocean Light Center Phan Thiết), do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Huy Hoàng thực hiện, quy mô 90.052,8 m2.

Văn bản giao đất số 1243/UBND - QHĐĐ, của UBND TP Phan Thiết cho doanh nghiệp.

Văn bản giao đất số 1243/UBND - QHĐĐ, của UBND TP Phan Thiết cho doanh nghiệp.

Trong đó, đất do UBND phường Hưng Long quản lý là 3.122,9 m2, đất do các tổ chức sử dụng, quản lý là 10.599,1 m2 và đất do các hộ dân sử dụng là 75.300,5 m2; Dự án Trường Phúc Hải, với diện tích khoảng 1.229.024 m2 và tổng vốn đầu tư lên tới 950 tỷ đồng.

Đây là dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư & chỉnh trang đô thị phường Đức long và xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết do công ty TNHH Đầu tư Xây Dựng Trường Phúc Hải tại TP.HCM làm chủ đầu tư.

Dự án dự kiến sẽ được triển khai trên 270 ha tới năm 2022; Dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát, diện tích 92.600,9m2 đất sạch do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, nhưng cũng được tỉnh Bình Thuận giao đất không thông qua đấu giá; Dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn (Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng), với diện 4.766,8 m2  tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết.

Dự án trường Mầm non Lê Quý Đôn với diện tích 4.766,8 m2 tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết là đất sạch do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, sau đó giao cho Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng thuê 50 năm và thu tiền hàng năm, không thông qua đấu giá.

Dự án trường Mầm non Lê Quý Đôn với diện tích 4.766,8 m2 tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết là đất sạch do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, sau đó giao cho Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng thuê 50 năm và thu tiền hàng năm, không thông qua đấu giá.

Dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn với diện tích 4.766,8 m2  tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết là đất sạch, đất công, nằm ở vị trí khá đắc địa. Khu đất này do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, sau đó giao cho Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng thuê 50 năm và thu tiền hàng năm để đầu tư xây dựng dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn theo Quyết định số 87/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2020, của UBND tỉnh Bình Thuận.

Quyết định số: 87 /QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2020, về việc cho Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng thuê đất để đầu tư xây dựng dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn

Quyết định số: 87 /QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2020, về việc cho Công ty TNHH Giáo dục và Đầu tư Hòa Thắng thuê đất để đầu tư xây dựng dự án Trường Mầm non Lê Quý Đôn

Với vị trí 4 mặt tiền và án ngữ tại trung tâm TP Phan Thiết, theo các chuyên gia BĐS nhận định "nếu khu đất này được đem ra đấu giá thì giá trị lên tới cả hàng trăm tỷ đồng".

Thế nhưng, không hiểu lý do gì mà chính quyền tỉnh Bình Thuận lại dễ dàng giao đất cho tư nhân thuê nhưng không thông qua đấu giá một cách "bất thường" như vậy. 

Tương tự 03 lô đất 18, 19, 20, có diện tích 92.600,9m2 đất sạch do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý thuộc quỹ đất hai bên đường 706B, tại phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, nhưng UBND tỉnh Bình Thuận đã giao đất không thông qua đấu giá cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát.

Quyết định giao đất không thông qua đấu giá của UBND tỉnh Bình Thuận cho Cty Tân Việt Phát.

Quyết định giao đất không thông qua đấu giá của UBND tỉnh Bình Thuận cho Cty Tân Việt Phát.

Theo tìm hiểu, nguồn gốc 03 lô đất nêu trên được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt quỹ đất đấu giá tại Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 01/4/2013; Quyết định 2423/QĐ-UBND ngày 4/10/2013 về việc phê duyệt giá khởi điểm là 111.121.080.000 đồng; Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất…

Theo đó, lô đất số 18 mục đích sử dụng đất là kinh doanh dịch vụ, thời hạn sử dụng đất là 50 năm; lô đất 19 và 20, mục đích sử dụng đất sử dụng là đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, thời hạn sử dụng đất “lâu dài”?

03 lô đất 18, 19, 20, có diện tích 92.600,9m2 đất sạch, do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, nhưng cũng được tỉnh Bình Thuận giao đất không thông qua đấu giá gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hàng trăn tỷ đồng.

03 lô đất 18, 19, 20, có diện tích 92.600,9m2 đất sạch, do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, nhưng cũng được tỉnh Bình Thuận giao đất không thông qua đấu giá gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hàng trăn tỷ đồng.

Và với những quyết định trên, Trung tâm phát triển quỹ đất đã tổ chức các thủ tục đấu giá 03 lô đất nêu trên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm phát triển quỹ đất và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), việc thực hiện thông báo đấu giá 03 lô đất nêu trên lên tới 06 lần và đến năm 2016 vẫn không có khách hàng tham gia đấu giá (nhưng không xác định được nguyên nhân).

Trước những vấn đề đó, ngày 8/7/2016, Sở TNMT có văn bản số 2483/STNMT-CCQLĐĐ đề nghị Cục Thuế cho ý kiến về đấu giá quyền sử dụng đất 03 lô đất nếu trên. Và tại văn số 3717/CT-QLTĐ, Cục Thuế tỉnh Bình Thuận cho rằng vấn đề này không được giao tham gia. Tuy nhiên, Cục Thuế đề nghị vấn đề này cần nghiên cứu xử lý cho phù hợp, trong trường hợp UBND tỉnh tiếp tục cho đấu giá để huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước năm 2016.

Văn bản tham mưu của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận .

Văn bản tham mưu của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận .

Ngày 17/11/2016, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản số 4298/UBND-ĐTQH, gửi cho các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, TNMT, Xây dựng, Trung tâm phát triển quỹ đất, UBND TP Phan Thiết… về việc liên quan đến đấu giá các lô đất thuộc quỹ đất hai bên đường ĐT.706B.

UBND tỉnh Bình Thuận đã giao các đơn vị nêu trên tham mưu cho UBND tỉnh việc cấp kinh phí cho Trung tâm phát triển quỹ đất (chủ đầu tư) thực hiện các công việc: Dọn dẹp mặt bằng 03 lô đất 18, 19, 20; quảng bá công khai về thông tin đấu giá và bảo vệ các khu đất đang lập thủ tục đấu giá để tránh tình trạng người dân lấn chiếm, tái lấn chiếm sau khi đã bồi thường. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư quảng bá các khu đấu giá nêu trên qua kênh của Sở, đồng thời, đưa vào chương trình quảng bá, mời gọi đầu theo hình thức đấu giá giao đất có thu tiền sử dụng đất…

9

Ngày 1/9/2020 Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục có bài viết “"Đất vàng" vào tay doanh nghiệp… tại Bình Thuận (Kỳ 2): Lỗ hổng pháp lý hay cơ quan tham mưu... "bật đèn xanh"?” bày tỏ sự khó hiểu trong việc giao “đất vàng” vào tay doanh nghiệp thiếu minh bạch.

Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho doanh nghiệp thuê đất không qua đấu giá.

Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho doanh nghiệp thuê đất không qua đấu giá.

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh giao cho các sở ngành tham mưu để thực hiện nhiệm vụ đưa 03 lô đất nêu trên đấu giá cho hiệu quả là vậy. Thế nhưng, tại Tờ trình số 105/TTr-STNMT ngày 03/3/2017, Sở TNMT bất ngờ có văn bản đề nghị thu hồi 92.600,9m2 do Trung tâm phát triển quỹ đất để giao cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát không thông qua đấu giá.

Chỉ sau 04 ngày sau khi Sở TNMT có Tờ trình, ngày 07/3/2017, UBND tỉnh Bình Thuận lập tức ban hành Quyết định số 610/QĐ-UBND về việc thu hồi và giao đất, cho thuê đất đối với 03 lô đất 18, 19, 20 cho Công ty Cổ phần Tân Việt Phát không thông qua đấu giá.

Điều đáng nói, giá khu đất này lại được áp dụng cho khung giá đất thuê năm 2013, trong khi thực tế thì khu đất này được UBND tỉnh cho thuê vào năm 2017. Và việc này không chỉ gây thất thoát cho ngân sách nhà nước lên tới hàng trăm tỷ đồng, mà còn làm mất đi cơ hội của nhiều nhà đầu tư năng lực muốn tham gia nhưng không có cơ hội.

Dẫn chứng, cũng là khu đất cận kề là các lô 21, 22, 23 được đem ra đấu giá và đã thu về hơn 700 tỷ đồng, trong khi các lô đất 18, 19, 20 nêu trên không thông qua đấu giá chỉ thu về được 110 tỷ đồng, gây thất thoát hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước là hết sức khó hiểu.

Dư luận đặt câu hỏi, liệu trong câu chuyện này có hay không lỗ hổng quản lý, pháp lý, hay cơ quan tham mưu "bật đèn xanh"…. “lợi ích nhóm"?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công