largeer

Share This Post

SG247

Hành vi làm lộ sao kê tài khoản của nghệ sĩ Hoài Linh sẽ bị xử lý thế nào?

Thông tin tài khoản ngân hàng của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh) bị lộ gồm: Nội dung chuyển khoản, số tiền giao dịch và số tham chiếu có đề cập đến số tài khoản thuộc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank). Nhiều người thắc mắc việc làm lộ tài khoản như vậy sẽ bị xử lý thế nào?

Lao Động dẫn lời luật sư Ngô Việt Bắc, Đoàn Luật sư TPHCM, phân tích: Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình... Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể hóa bằng quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ và việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý...”. Do đó, hành vi tiết lộ bí mật tài khoản của Hoài Linh là hành vi vi phạm pháp luật.

45

Việc nhân viên ngân hàng để lộ thông tin tài khoản của khách hàng đã vi phạm Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Cụ thể Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về “Bảo mật thông tin” như sau:...

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Theo quy định tại Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng chỉ được phép cung cấp thông tin trong ba trường hợp: (1) theo yêu cầu của khách hàng hoặc khách hàng cho phép; (2) theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhà nước, cơ quan pháp luật (toà án, công an, cơ quan thuế,...); (3) cho việc phục vụ hoạt động nội bộ.

Như vậy, trừ các trường hợp trên, thì thông tin của khách hàng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng bảo mật tuyệt đối, không được tiết lộ hoặc cung cấp cho bất kỳ cá nhân nào dưới mọi hình thức.

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 47, Nghị định số 88/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thì hành vi: “Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật” sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Đối với tổ chức vi phạm thì phạt gấp 2 lần mức này" căn cứ theo Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Đồng thời, tùy tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra, mà người thực hiện còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.

Đồng thời, bên vi phạm nếu gây thiệt hại cho người bị tiết lộ thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công