largeer

Share This Post

SG247

Hiệp Hòa: Nhờn luật hay sự sẻ chia từ chính quyền ?

Cù lao Hiệp hòa từng là một cù lao xinh đẹp, là trung tâm thương mại và giao dịch vào loại nhất của Nam Bộ cách đây 300 năm nhờ có ưu thế của một cảng sông sâu trong nội địa, đầu mối tập trung nhiều loại hàng hoá. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa ngoài những khu dân cư được quy hoạch thì vô số những căn biệt thự, nhà vườn, villa, nhà hàng “mọc lên” trên đất nông nghiệp, đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản, thậm chí đất quy hoạch giao thông, khu vui chơi…

Một nhà hàng hoành tráng xây dựng trái phép trên diện tích hơn 1.300m2 ngay giữa lòng cù lao Hiệp Hòa (TP Biên Hòa - Đồng Nai). Đang không chỉ là nỗi bức xúc của người dân địa phương mà còn phản ánh sự bất lực của chính quyền sở tại khi để một công trình vi phạm tồn tại nhiều năm.

Một nhà hàng bề thế tồn tại trên đất lúa nhiều năm

Một nhà hàng bề thế tồn tại trên đất lúa nhiều năm

Ngày 10/12/2015 trên báo Tuổi Trẻ có phản ánh bài viết: Xây nhà hàng trái phép hơn 1.300m2 giữa lòng thành phố.

Theo những gì báo này phản ánh thì " Điều lạ lùng là lúc đầu, nhà hàng này xây với quy mô nhỏ thì bị cơ quan chức năng xử phạt, sau đó được cơi nới, mở rộng gấp nhiều lần và hoạt động nhộn nhịp. Đó là nhà hàng ẩm thực Lam Viên trên đường Đặng Văn Trơn, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, là khu nhà hàng ẩm thực khá sang trọng, kiểu nhà vườn hiếm hoi ở TP Biên Hòa".

Theo Tuổi Trẻ, chủ nhà hàng trên là bà Đặng Thị Thu Trang. Cuối năm 2013, bà Trang đã có đơn xin phép UBND TP Biên Hòa cho đổ đất, nâng nền, cải tạo mặt bằng để chống ngập và trồng một số loại cây tạo bóng mát.

UBND TP Biên Hòa đồng ý cho bà Trang làm nhà tạm bằng vật liệu nhẹ, trồng cây với tổng diện tích không quá 120m2. Thế nhưng sau đó, tại khu vực này việc xây cất càng mở rộng và đến nay mọc lên một nhà hàng bề thế. Cuối năm 2014 Phòng quản lý đô thị TP Biên Hòa đã đình chỉ, ra quyết định xử phạt 2 triệu đồng. Trước đó, UBND xã cũng đã lập biên bản, đề nghị không cấp điện, nước. Vì vậy, TP yêu cầu đình chỉ, tự tháo dỡ.

Thế nhưng sau đó chủ đất không chấp hành tháo dỡ mà làm đơn xin cứu xét, xin chuyển đổi phương án cải tạo mặt bằng và trình giấy phép kinh doanh làm khu dịch vụ ăn uống, vui chơi trẻ em.

Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, cuối năm 2014 ông Trịnh Tuấn Liêm - quyền chủ tịch UBND TP Biên Hòa lúc ấy - đã ra quyết định xử phạt, yêu cầu đình chỉ, tháo dỡ công trình. Chủ đất đóng phạt nhưng công trình vẫn cứ tồn tại.

Sau đó không lâu Phòng tài nguyên - môi trường đã có văn bản trình TP cho rằng công trình vi phạm nằm trên khu đất chưa được triển khai dự án, nên đề xuất cho công trình vi phạm được... tồn tại tiếp 5 năm, buộc chủ đất cam kết không cơi nới thêm.

Lãnh đạo TP Biên Hòa đã chuẩn thuận. Nhờ “tấm bùa” này, từ diện tích xây dựng sai phép 120m2 rồi 300m2 ban đầu, chủ đất ồ ạt xây dựng và khi hoàn tất là một nhà hàng bề thế.

Có thể thấy sự bề thế của công trình vi phạm

Có thể thấy sự bề thế của công trình vi phạm

Mặc kệ các văn bản xử phạt, nhà hàng vẫn hiên ngang tồn tại

Mặc kệ các văn bản xử phạt, nhà hàng vẫn hiên ngang tồn tại

Nói về lý do xây dựng công trình trái phép, ông Tô Đình Hoàng Vũ - đại diện nhà hàng Lam Viên (chồng bà Đặng Thị Thu Trang) - xác nhận:

“Sau khi sai phạm, tôi thấy nếu đập bỏ là lãng phí nên xin TP Biên Hòa cho tồn tại thêm 5 năm và sẵn sàng tháo dỡ khi Nhà nước thu hồi đất, không yêu cầu bồi thường. Hiện tôi đang tiếp tục đề nghị TP xem xét không đình chỉ vì tôi mở nhà hàng là tạo cảnh quan, giải quyết việc làm cho người lao động...”.

Ngày 27/10/2019 Báo Thương hiệu và Công luận cũng có bài viết phản ánh về tình trạng nhà hàng Lam Viên xây dựng trái phép trên đất lúa

Đến 19/11/2019 Báo Lao động có bài viết: Công trình không phép trêu ngươi ở Biên Hòa. Theo đó bài báo cũng dẫn chứng về vụ việc xây dựng trái phép điển hình nhất ở Cù lao hiệp hòa có thể kể đến là nhà hàng Lam Viên, mặt tiền đường Đặng Văn Trơn. Khu đất làm nhà hàng này có diện tích hơn 1.300 m2. Trước đây, chủ nhà hàng có đơn xin phép cho đổ đất nâng nền, cải tạo mặt bằng để chống ngập và trồng một số loại cây tạo bóng mát. Địa phương đã đồng ý cho làm nhà tạm bằng vật liệu nhẹ, trồng cây với tổng diện tích không quá 120 m2. Thế nhưng sau đó, nơi này lại biến thành nhà hàng bề thế. Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa sau đó xác định chủ đất đã thi công nhiều hạng mục công trình trên diện tích đất quy hoạch giao thông, trồng cây xanh và đất mặt nước nên đã đình chỉ, xử phạt, yêu cầu tự tháo dỡ. Thế nhưng, đến nay công trình… vẫn tồn tại.

Có thể thấy một công trình vi phạm xây dựng trên đất lúa qua nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu tháo dỡ khắc phục hậu quả nhưng vẫn hiên ngang tồn tại. Được biết nhà hàng Lam Viên của bà Đặng Thị Thu Trang tọa lạc tại tửa số 48 tờ 55 có diện tích 1129,6m2 đất trồng lúa nước. Trước một công trình vi phạm đáng nhẽ phải quyết liệt xử lý thì Phòng tài nguyên - môi trường đã có văn bản trình TP cho rằng công trình vi phạm nằm trên khu đất chưa được triển khai dự án, nên đề xuất cho công trình vi phạm được... tồn tại tiếp 5 năm. Đến nay thời hạn 5 năm đã cận kề chủ nhà hàng tự nguyện tháo dỡ một phần, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ chỉ là để đối phó. Ngay tại thời điểm chúng tôi ghi nhận ngày 30/6/2020, chủ nhà hàng Lam Viên đã dùng tôn quây kín xung quanh. Tuy nhiên ngay tại vị trí kế bên của nhà hàng lại xuất hiện một tiệm cà phê có tên Land Coffee vô cùng hoành tráng vẫn nằm trên tờ 55 thửa 48 của bà Trang.

Đến nay thời hạn 5 năm đã cận kề chủ nhà hàng tự nguyện tháo dỡ một phần, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ chỉ là để đối phó.

Đến nay thời hạn 5 năm đã cận kề chủ nhà hàng tự nguyện tháo dỡ một phần, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ chỉ là để đối phó.

Dù tự nguyện tháo dỡ thì ngay kế bên lại xuất hiện quán cà phê có tên Land Coffee vô cùng hoành tráng

Dù tự nguyện tháo dỡ thì ngay kế bên lại xuất hiện quán cà phê có tên Land Coffee vô cùng hoành tráng

Empty
Đến nay thời hạn 5 năm đã cận kề chủ nhà hàng tự nguyện tháo dỡ một phần, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ chỉ là để đối phó.

Đến nay thời hạn 5 năm đã cận kề chủ nhà hàng tự nguyện tháo dỡ một phần, tuy nhiên trên thực tế việc tháo dỡ chỉ là để đối phó.

Phải chăng với những "sự quyết liệt trên giấy", và sự chia sẻ của cán bộ địa phương khi để người dân tự nguyện tháo dỡ khiến cho người vi phạm có thái độ đối phó, nhờn luật ? Hay mức xử phạt vi phạm hành chính quá nhẹ không thấm vào đâu đối với trường hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe? Công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại và ngày càng bề thế gây bức xúc dư luận.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công