largeer

Share This Post

SG247

Hơn 87% người trên 18 tuổi tại TP HCM đã được tiêm vắc-xin, cả nước vượt mốc 26 triệu mũi vắc xin được tiêm

Theo số liệu của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình năm 2020, số người trên 18 tuổi tại Thành phố là 7.208.800 người. Đến hết ngày 9-9, TP đã có 6.293.416 người tiêm mũi 1 (chiếm tỉ lệ 87,3%) và 893.985 người tiêm mũi 2 (chiếm tỉ lệ 12%).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phát thông tin cho hay nhằm nhanh chóng khôi phục các hoạt động lao động sản xuất và đưa sinh hoạt xã hội về trạng thái bình thường mới, một trong những chìa khóa quan trọng là bao phủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người trên 18 tuổi tại TP.

Là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19, đến đầu tháng 9 TP HCM đã có hơn 80% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng 1 mũi vắc-xin.

Người Lao Động thông tin, theo kế hoạch của UBND TP, đến ngày 15-9 sẽ bao phủ mũi 1 cho tất cả người trong độ tuổi và mũi 2 cho những người đã đến lịch tiêm. Việc tổ chức tiêm chủng do UBND quận, huyện thực hiện

32

.Theo HCDC, để không bỏ sót người cần được tiêm chủng, UBND phường, xã cần tổ chức nhiều kênh thông tin rà soát người trong độ tuổi tiêm chủng trên địa bàn, phát huy vai trò của các ban điều hành tổ dân phố, tổ nhân dân lập danh sách và mời tiêm chủng tất cả người dân trên 18 tuổi đang sống tại địa phương, không phân biệt.

Song song đó vận động người dân đồng thuận tiêm chủng sớm vì lợi ích của bản thân và trách nhiệm với cộng đồng, tránh tâm lý lựa chọn và chờ đợi vắc-xin.

Về hình thức tổ chức, các quận huyện duy trì các điểm tiêm cố định, bên cạnh đó sẽ đưa vào sử dụng xe tiêm lưu động, đến các khu vực xa điểm tiêm cố định, để đảm bảo người dân tiếp cận dễ dàng. Cần tổ chức hợp lý kéo dài thời gian tiêm hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho dân đi tiêm chủng.

Đối với các đối tượng yếu thế, khó di chuyển đến điểm tiêm chủng (người cao tuổi, bại liệt, tàn tật…) thì địa phương sẽ linh động tổ chức các đội tiêm chủng tại nhà. Các địa phương cũng chủ động công bố số điện thoại đường dây nóng cho người dân để tiếp nhận thông tin những trường hợp chưa được mời tiêm mũi 1.

Theo quy định của Bộ Y tế, buổi tiêm chủng phải được tổ chức đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch. Chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng dịch; đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Cần bố trí đội xe vận chuyển cấp cứu phù hợp với các địa điểm tiêm ngừa trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc có mặt ngay từ 3 đến 5 phút đến nơi có sự cố bất lợi sau tiêm.

Theo số liệu của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình năm 2020, số người trên 18 tuổi tại Thành phố là 7.208.800 người. Đến hết ngày 9-9, TP đã có 6.293.416 người tiêm mũi 1 (chiếm tỉ lệ 87,3%) và 893.985 người tiêm mũi 2 (chiếm tỉ lệ 12%).

Dữ liệu cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, sáng 10/9, vừa cập nhật thêm gần 1,1 triệu mũi vắc xin Covid-19 trong ngày 9/9, nâng tổng số vắc xin đã được tiêm trên cả nước lên hơn 26 triệu liều.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất (tính theo số mũi tiêm/ số vắc xin phân bổ) là Đồng Tháp, Bình Phước, Vĩnh Long, Cà Mau, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cao Bằng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lào Cai và Hậu Giang.

Tại Hà Nội, số mũi tiêm mới trong ngày 9/9 là hơn 280.000 liều, nâng tổng số mũi vắc xin được thực hiện đến nay là hơn 4,06 triệu. Tỷ lệ đã tiêm mũi 1 (cho người từ 18 tuổi trở lên) là 70,43%.

Hà Nội đã nhận hơn 4,3 triệu liều trên hơn 11,3 triệu liều được Bộ Y tế phân bổ. Để tăng tốc độ tiêm chủng, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối cho người dân, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hóa, trường học. 11 tỉnh, TP sẽ tham gia hỗ trợ Hà Nội tiêm chủng và xét nghiệm trong đợt này, gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công