largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Kẹo socola Kinder bán đầy thị trường, phụ huynh lo mua phải hàng nhiễm khuẩn

Kẹo socola Kinder được đóng gói như những quả trứng, bán phổ biến từ sạp chợ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn... Sản phẩm được sản xuất từ nhiều nước khác nhau, chẳng hạn nếu nhập từ Mỹ sẽ có socola Kinder forboy (loại dành cho nam), socola Kinder forgirls (loại dành cho nữ), giá bán trung bình 25.000 đồng/quả. Nếu là socola Kinder Sorpresa, Kinder Schoko bons của Đức thì giá bán lên đến 50.000 đồng/quả....
Empty

Kẹo socola Kinder được đóng gói như những quả trứng, bán phổ biến từ sạp chợ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn... Sản phẩm được sản xuất từ nhiều nước khác nhau, chẳng hạn nếu nhập từ Mỹ sẽ có socola Kinder forboy (loại dành cho nam), socola Kinder forgirls (loại dành cho nữ), giá bán trung bình 25.000 đồng/quả. Nếu là socola Kinder Sorpresa, Kinder Schoko bons của Đức thì giá bán lên đến 50.000 đồng/quả....

Empty
Empty
Empty
Empty

Sản phẩm này được trẻ nhỏ yêu thích khi ngoài hương vị độc đáo còn kích thích trẻ chơi trò bóc trứng. Nhiễm khuẩn Salmonella sẽ có các triệu chứng như: đau bụng, nôn ói, nặng hơn là nhức đầu, mệt lả người. Ở người lớn, tình trạng nhiễm độc do vi khuẩn Salmonella thường thoáng qua và ít biến chứng, nhưng ở trẻ nhỏ (nhất là trẻ dưới 5 tuổi) tình trạng nhiễm độc có thể diễn tiến nặng hơn như gây biến chứng nhiễm trùng máu, viêm não, viêm xương. Ngoài ra, các cơ quan khác như phổi, tủy sống, thận... có thể bị ảnh hưởng do Salmonella.

Khi thấy trẻ có triệu chứng này mà trước đó trẻ có ăn kẹo socola trứng thì người nhà hãy nghĩ ngày đến việc có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn Salmonella. “Để gây ngộ độc thì số lượng vi khuẩn trong sản phẩm phải đủ lớn. Hàng trăm trẻ nhỏ ăn kẹo socola Kinder rồi nhiễm khuẩn đến mức nhập viện, như vậy số lượng vi khuẩn trong kẹo không nhỏ” - tiến sĩ Phan Thế Đồng cảnh báo.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, không chỉ khuẩn Samonella, các sản phẩm cũng thường nhiễm E.coli. Các công ty thực phẩm lớn, uy tín thường cẩn thận trong khâu sản xuất, song có thể họ chủ quan không kiểm soát các chi tiết nhỏ. Theo ông, các nhà sản xuất phải nghi ngờ tất cả yếu tố, nguy cơ có thể xảy ra để kiểm soát chặt chẽ hơn, loại trừ các nguy cơ cũng là điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm, như vậy sẽ không xảy ra tình trạng tương tự.

Từ những vụ việc trên, PGS.TS Duy Thịnh khuyến nghị khâu kiểm tra, kiểm soát thực phẩm vào Việt Nam cần phải kỹ lưỡng, siết chặt hơn. Ngoài các giấy tờ, phân tích kiểm nghiệm của nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cần đề nghị đơn vị nhập khẩu kiểm nghiệm sản phẩm thêm lần nữa, chỉ khi đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm thì mới được nhập, phân phối tại thị trường Việt Nam.

“Điều kiện cần đầu tiên là tất cả sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đều phải có chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm của nhà sản xuất, điều kiện đủ là sản phẩm nhập về Việt Nam phải được kiểm nghiệm đảm bảo an toàn mới được lưu hành. Tóm lại, phải kiểm tra hai lần mới đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, tập trung kiểm nghiệm các loại vi khuẩn có nguy cơ nhiễm vào thực phẩm, đặc biệt với những nguy cơ mà các nước đã phát hiện, cảnh báo, cần kiểm tra kỹ hơn. Phương pháp kiểm tra đã thống nhất trên toàn thế giới và Việt Nam cũng có nhiều phòng kiểm nghiệm, cần đẩy mạnh khâu kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu”, PGS.TS Duy Thịnh nhấn mạnh.

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/keo-socola-kinder-ban-day-thi-truong-phu-huynh-lo-mua-phai-hang-nhiem-khuan-a1461440.html

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công