largeer

Share This Post

SG247

Lại là Vietjet: Tuyên bố "miễn phí" đổi vé do Covid-19, khách vẫn phải “các” thêm hơn 10,5 triệu cho cặp vé 4,5 triệu đồng

Rõ ràng trên website Vietjet thông báo miễn phí đổi vé do dịch Covid-19. Ấy vậy mà một khách hàng có giá vé là 4,5 triệu, để được Vietjet miễn phí đổi vé bị bắt đóng thêm 10,5 triệu nữa. Vị chi tổng số tiền phải trả là 15 triệu, cao gấp 3,3 lần giá ban đầu.

Đây là nội dung đăng tải của facebooker Vân Khánh bày tỏ sự bức xúc khi bị Vietjet  yêu cầu phải nộp thêm 10,5 triệu đồng để được đổi cặp vé 4,5 triệu đồng.

Empty

Nội dung đăng tải:

Theo "Thông báo về chính sách hỗ trợ khách hàng trên các chuyến bay trong thời gian ảnh hưởng Covid-19" của hãng hàng không Vietjet được đăng tải trên trang web thì hãng này tuyên bố: Để hỗ trợ khách hàng và phối hợp kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Vietjet đã triển khai phương án hỗ trợ cho các hành khách có hành trình bay trên tất cả các chuyến bay nội địa Việt Nam kể từ ngày 1/8/2020 trở đi.

"Theo đó, từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 7/8/2020, tất cả các hành khách có hành trình bay trên các chuyến bay nội địa từ 1/8/2020 trở đi sẽ được miễn phí thay đổi chuyến bay, giờ bay, ngày bay và hành trình. Khách hàng có thể lựa chọn chuyến bay mới phù hợp với thời gian bay từ 1/8/2020 đến hết 30/10/2021".

MIỄN PHÍ ĐỔI VÉ DO COVID-19, VÉ 4,5TR, VIETJET TĂNG GẤP 3 LÊN 15TR

Đại dịch Covid-19 khiến hàng không và du lịch là 2 ngành tiên phong toang hoác. Ngay sau khi dịch (đợt 1) được kiểm soát thành công, cơ quan chức năng liên tục truyền đi thông điệp “Người Việt đi du lịch Việt”. OK, cùng là dòng máu đỏ da vàng, không tiếc gì xách va li và lên đường.

Empty

Gia đình tôi cũng vậy, ban đầu, do lo dịch bùng phát trở lại, kế hoạch chỉ đơn giản là đi Hạ Long hay những tỉnh vùng ven Hà Nội. Nhưng sau, do muốn đóng góp phần nào đó “giải cứu” ngành hàng không và du lịch, thôi, bóp mồm bóp miệng book vé máy bay đi Nha Trang. Gia đình tôi book vé ở thời điểm giá vé đang tăng lên từng ngày, chứ không phải mua giá rẻ đâu ạ. Bamboo Airways cho chuyến đi và Vietjet Air cho chuyến về.

Đùng một cái, dịch quay trở lại. Đà Nẵng là “nơi tình yêu bắt đầu”. Nha Trang và Đà Nẵng có rất nhiều điểm chung nên chẳng có gì dám chắc Nha Trang sẽ không là địa điểm tung hoành tiếp theo của con Vy.

Empty

Giang cư mận cứ chửi anh Quyết tôi chứ anh Quyết tôi có tâm vãi cả ra. Từ sớm, Bamboo Airways đã thông báo hủy chuyến và hoàn tiền cho khách. Tôi đánh giá rất cao động thái này của Bamboo: vừa bảo vệ bản thân, vừa tham gia chống dịch. Và quan trọng hơn, với tư cách là khách hàng, tôi cảm thấy được tôn trọng và bảo vệ.

Nhưng Vietjet tuyệt nhiên… có theo cách rất oái oăm. Chờ đến deadline, vẫn không thấy Vietjet hủy chuyến, tôi đành phải đăng ký đổi lịch trình. Vntrip – đại lý của Vietjet công bố hãng miễn phí đổi chuyến cho khách. Ôi, mừng vãi cả ra ấy. Nhưng niềm vui xuất hiện trong vài giây rồi toang như uy tín của Vietjet vậy. Giá vé là 4,5tr, Vietjet miễn phí đổi vé cho khách bằng cách bắt khách đóng thêm 10,5tr nữa. Vị chi tổng số tiền tôi phải trả là 15tr, cao gấp 3,3 lần giá ban đầu.

Vntrip nhắn tin như này ạ “Phí hãng thu hiện tại: 10,520,400 đồng. Phí rất cao, anh vui lòng cân nhắc anh nhé”. Người tiêu dùng có lòng “giải cứu” các bạn, các bạn nỡ lòng nào uống nước cả cặn, ăn chim cả shit như này hả các bạn?

“ĂN TRƯỚC” TƯƠNG LAI

Hàng không là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi Covid-19. Vietnam Airlines và Bamboo Airways đã nếm trái đắng khi gánh chịu thua lỗ nặng nề. Chỉ Vietjet là “điểm sáng” duy nhất khi công bố lợi nhuận tăng trưởng tốt. Nhưng lợi nhuận này đến từ đâu? Nó đến từ tương lai. Hiểu nôm na là Vietjet “ăn trước” tương lai, đẩy rủi ro và nguy hiểm cho tương lai. Vì vậy, ai nắm giữ cổ phiếu VJC cần phải cân nhắc.

Vì sao lại nói Vietjet “ăn trước” tương lai? Ngành hàng không có khái niệm “SALE AND LEASEBACK”. Khi thực hiện nghiệp vụ sale and leaseback, một hãng hàng không mua “sỉ” máy bay từ nhà sản xuất với mức chiết khấu rất cao, có khi lên đến 40%-50%. Sau đó, hãng bán ra máy bay cho đối tác với mức giá cao hơn nhưng kèm theo điều kiện “Thuê lại” và tất nhiên với mức giá cũng cao hơn mặt bằng chung. Hiểu nôm na, thông thường, chúng ta chi ra trước mới có miếng cơm mà ăn. Còn theo nghiệp vụ này, chúng ta chỉ chi 1 phần ra trước, rồi ăn, rồi để tương lai chúng ta phải trả nốt chi phí còn lại cho cái chúng ta đã ăn rồi.

Empty

Nếu sử dụng ít, nghiệp vụ này sẽ giúp doanh nghiệp “làm đẹp” báo cáo tài chính nhưng nếu lạm dụng, nghiệp vụ này sẽ là “quả bom nổ chậm” trong tương lai. Sale and leaseback thực chất không tạo ra lợi nhuận thật, nó chỉ là con số ảo. Và Vietjet nổi trội so với các hãng khác về việc “múa” sale and leaseback.

Trong quý 2/2020, Vietnam Airlines lỗ 4.031 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm lên 6.642 tỷ đồng. Còn Bamboo báo quý 1 lỗ 1.500 tỷ đồng. Nhưng Vietjet lại lãi 1.063 tỷ đồng trong quý 2. Nghe qua thì chúng ta có thể WOWO, Vietjet thật tuyệt, đã vượt bão thành công hơn tất cả các hãng còn lại. Thực tế thì thế nào?

Thực tế là trong quý 2/2020, doanh thu Vietjet lao dốc từ 12.664 tỷ đồng xuống 4.970 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp là con số âm 109 tỷ đồng (nghĩa là lỗ 109 tỷ đồng). Trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 1.206 tỷ đồng. Nhưng như đã nói ở trên, lợi nhuận sau thuế của Vietjet lại là 1.063 tỷ đồng. Điều gì đang xảy ra?

Vietjet đã thực hiện nhiều thủ thuật để có lãi bất chấp “đồng nghiệp” lao đao. Một trong số đó là tiếp tục xài chiêu sale and leaseback. Doanh thu quý 2 của hãng chỉ là 4.970 tỷ đồng, giảm 7.694 tỷ đồng, tương đương 61% so với quý 2/2019. Trong đó, doanh thu từ chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay (sale and leaseback) lên tới 3.169 tỷ đồng, chiếm 64% tổng doanh thu và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không có sale and leaseback, doanh thu của Vietjet chỉ là 1.801 tỷ đồng.

Ngoài sale and leaseback, Vietjet còn có nhiều chiêu khác để “đổi màu” lợi nhuận. Đó là chả hiểu cái gì cả. Bên cạnh sale and leaseback, có hai thứ khác “cứu” lợi nhuận Vietjet. Đó là hoạt động tài chính và hoạt động khác. Nhưng đọc báo cáo tài chính của Vietjet, chẳng ai hiểu nguồn thu khổng lồ đó đến từ đâu.

Cụ thể, doanh thu hoạt động tài chính quý 2 của Vietjet đạt tới 1.174 tỷ đồng, tăng 1.032 tỷ đồng, tương đương 727% so với quý 2/2019. Trong đó, thu nhập tài chính khác lên đến 598 tỷ đồng, tăng mạnh so với 14 tỷ đồng của quý 2/2019. Chẳng ai biết “khác” ở đây là cái gì.

Tương tự, Vietjet cũng ghi nhận lợi nhuận khác lên đến 413 tỷ đồng, tăng mạnh so với 19 tỷ đồng. Và tất nhiên, cũng chẳng ai biết “Khác” này là cái gì. Còn rất nhiều cái hay ho, ra gì của Vietjet nữa: Về các khoản vay, hình thức thế chấp, đội tàu bay,…. Mà ham chơi quá. Hầy.

P/S: Công việc của mình là viết về Doanh nghiệp, Kinh tế. Suốt đợt dịch, mình rất thông cảm với các bạn nên không viết bài nào hết, chỉ mong tất cả cùng sớm vượt qua đại nạn này. Trong cms chỉ toàn giá vàng, đô, chứng khoán lên xuống, nhạt nhẽo và… đói nhuận bút. Hôm qua vừa phải xin ông bô của 2 đứa trẻ 2 triệu để tiêu.

Tuy nhiên, qua sự việc của Vietjet và các đại gia bất động sản chây ỳ không chịu hỗ trợ khách hàng đổi lịch trình, mình mới nhận ra một điều: Thực ra họ nghĩ cho bản thân là chính, khách hàng là shit. Vì vậy, ok, fine, công việc sẽ tiếp tục. Mình chọn đề tài “CẠP ĐẤT VÀNG ĐẦU TIÊN”. Bác nào càng nổi đợt này, mình càng viết đầu tiên. Và, tất cả là nhờ ơn Vietjet.

Bài liên quan

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công