largeer

Share This Post

SG247

Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Dương đang cố tình đi ngược Nghị định của Chính phủ, tự ý “làm luật” để "câu giờ" hợp thức hóa sai phạm?

Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định quyền xử phạt hành chính và tổ chức cưỡng chế công trình không phép, cho địa phương. Tuy nhiên, sai phạm xây dựng vẫn cứ diễn ra tràn lan hết năm này sang năm khác mà không dự án nào bị cưỡng chế. Phải chăng Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương đang đi ngược Nghị định của Chính phủ ban hành, tự ý “làm luật” riêng, để kéo dài thêm thời gian và tìm cách hợp thức hóa sai phạm, thay vì cưỡng chế?

Hiếm có địa phương nào mà tình trạng vi phạm xây dựng ở các dự án lại diễn ra phổ biến và dai dẳng như ở Bình Dương. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn, phải chăng có sự “chống lưng” từ phía Sở Xây dựng tỉnh này?

Điển hình cho câu chuyện này có thể kể đến các dự án: Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương 1 tại phường Bình Hòa, TP Thuận An, Bình Dương do Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn-KL làm chủ đầu tư; Khu nhà ở Nam Tân Uyên do Công ty TNHH Công Nghiệp và Đô Thị Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư; Khu nhà ở Tuấn Điền Phúc tại Khu phố 5, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, do Công ty TNHH MTV Tuấn Điền Phúc làm chủ đầu tư; Khu dân cư thương mại dịch vụ Đông Bình Dương do Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương làm chủ đầu tư…

Reatimes.vn có bài viết:

2
3
4
5
8

Chánh Thanh tra Lê Hữu Nhơn: “Mình đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”?

Như Reatimes đã thông tin trong bài Chánh Thanh tra Lê Hữu Nhơn lần thứ 2 xử phạt Công ty Đông Bình Dương, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng: “Về nguyên tắc khi hết hạn 60 ngày của lần xử phạt trước đó, thì chính quyền phải lập biên bản, ghi nhận việc đã cho thời hạn 60 ngày. Đến lần xử phạt thứ 2 thì không áp dụng cho thêm thời hạn 60 ngày nữa, mà phải thực hiện cưỡng chế phần xây dựng không có giấy phép”.

“Với trường hợp của Công ty Đông Bình Dương, tháng 1/2020, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ra quyết định xử phạt và cho doanh nghiệp thực hiện việc xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu tại quyết định lần 1 có cho doanh nghiệp thời hạn 60 ngày, mà sau đó doanh nghiệp vẫn tiếp tục thi công, thì lần thứ 2 này chỉ áp dụng xử phạt và cưỡng chế chứ không cho thêm thời hạn", Luật sư Trần Đức Phượng nói.

Trước đó, một tờ báo thuộc Hội Nông dân Việt Nam, dẫn lời ông Lê Hữu Nhơn nói về việc xử phạt Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương rằng: “Mình đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Nếu đây đúng là quan điểm của vị Chánh Thanh tra thì còn đâu tinh thần thượng tôn pháp luật? Phải chăng Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã hết giá trị ở Bình Dương và thông điệp của vị Chánh Thanh tra là doanh nghiệp muốn làm ăn ở tỉnh này thì phải “chạy đi” “chạy lại” nếu không muốn bị “đánh”?

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công