largeer

Share This Post

SG247

Liên minh kích cầu du lịch hậu COVID-19 khu vực miền Đông Nam bộ

Các địa phương vùng Đông Nam Bộ thống nhất tham gia chương trình kích cầu du lịch, góp phần xóa bỏ tâm lý lo ngại đi du lịch của người dân

Ngày 2.10, tại TP.Vũng Tàu, 7 tỉnh và thành phố gồm: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai và Tây Ninh đã thỏa thuận, thống nhất cam kết tham gia chương trình kích cầu du lịch với chủ đề "7 địa phương - du lịch an toàn và hấp dẫn".

Mục tiêu của chương trình là tạo ra sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, giữa các địa phương và doanh nghiệp trong việc tham gia và xây dựng những chương trình kích cầu thu hút khách du lịch nhằm khôi phục nhanh thị trường khách du lịch, trong đó lấy khách du lịch nội địa làm trọng tâm.

Đại diện lãnh đạo Sở Du lịch các địa phương ký cam kết liên minh kích cầu du lịch. Ảnh Thanh Niên

Đại diện lãnh đạo Sở Du lịch các địa phương ký cam kết liên minh kích cầu du lịch. Ảnh Thanh Niên

Các địa phương sẽ tiến hành triển khai chương trình quảng bá, truyền thông về du lịch an toàn tại các điểm đến an toàn, nhằm xóa bỏ tâm lý lo ngại của du khách do tác động của dịch Covid-19.

7 tỉnh, thành phố cam kết xây dựng bản đồ số du lịch an toàn tại địa phương, đồng thời tích hợp vào bản đồ chung của 7 địa phương, đưa thành 1 nội dung truyền thông chính để du khách dễ dàng tra cứu các điểm đến, sản phẩn và dịch vụ an toàn, tạo sự an tâm cho khách hàng trước khi đặt dịch vụ…

Tại lễ công bố, hiệp hội du lịch các địa phương và DN cũng tham gia ký kết, cam kết triển khai kích cầu du lịch để thực hiện tốt biện pháp an toàn trong phòng chống dịch theo Bộ Tiêu chí của Tổng cục Du lịch và các địa phương. DN cho biết sẽ xây dựng sản phẩm du lịch mới và hấp dẫn, chương trình khuyến mãi, giảm giá theo nhiều hình thức khác nhau như giảm trực tiếp, tặng thêm những sản phẩm, dịch vụ gia tăng…, trong đó tiêu chí an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận định trong tình hình hiện nay chỉ còn khách du lịch nội địa nên DN phải "tạm quên" khách quốc tế cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát, có vắc-xin trên thế giới. Muốn vậy, cần liên kết tạo thành liên minh kích cầu du lịch, địa phương nào có lợi thế về du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... sẽ có lợi thế phục hồi sớm hơn.

Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết sau chương trình kích cầu du lịch lần thứ nhất, hiệu quả mang lại khả quan khi số lượng khách đến với tỉnh vào tháng 7 đạt 1,7 triệu lượt khách, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong chương trình kích cầu du lịch lần 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố, giới thiệu điểm đến an toàn với du khách bắt đầu từ tháng 10.

Theo đó, các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo 100% cơ sở du lịch an toàn phòng chống dịch và đồng loạt giảm giá. Cụ thể, khách sạn 3 sao trở lên giảm 30% giá niêm yết, cơ sở lưu trú 1 và 2 sao giảm 20% giá, các cơ sở khác giảm 10% giá, các địa điểm tham quan, ăn uống, vận tải giảm từ 10-30%.

Nhiều DN khác cũng đang nỗ lực làm mới sản phẩm du lịch để hấp dẫn hơn với du khách trong giai đoạn kích cầu. Như dự án Khu Du lịch suối nước nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được đầu tư làm mới, cải tạo với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng. Ông Phạm Anh Kha, đại diện Khu Du lịch suối nước nóng Bình Châu, cho biết lượng du khách đến đây đang gia tăng những ngày qua đem lại tín hiệu tích cực cho DN và ngành. Việc liên kết du lịch giữa các địa phương là rất cần thiết để góp phần quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm mới hấp dẫn cho du khách.

Ông Huỳnh Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Biển Sài Gòn (chủ đầu tư dự án chợ đêm và đường sách ở TP Vũng Tàu), cho hay DN đang làm mới thêm những sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thêm sản phẩm kinh tế đêm ở TP biển này để thu hút du khách.

Trao đổi về những giải pháp hỗ trợ DN, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trong văn bản mới nhất tham mưu cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, kiến nghị Chính phủ nhiều giải pháp. Cụ thể, đề xuất Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng bản đồ số cung cấp thông tin rõ ràng về tình hình kiểm soát dịch bệnh an toàn của các địa phương. Tránh tình trạng như đợt dịch vừa qua, cả địa phương có dịch và không có dịch đều bị đóng cửa, ảnh hưởng nặng đến DN.

Tổng cục Du lịch tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ về phí, giá và lệ phí, cho phép áp dụng giá mức điện trong các cơ sở lưu trú du lịch bằng với DN sản xuất - kinh doanh; tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan về việc hoãn, giãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, và đề nghị giảm thuế GTGT từ 10% xuống 5%...

"Riêng với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, kiến nghị cần giảm bớt thủ tục để người lao động tại DN tiếp cận dễ hơn, chuyển đầu mối về cho DN đang chi trả lương thay vì các địa phương để người lao động sớm được hỗ trợ" - ông Nguyễn Trùng Khánh nói.

Chuẩn bị xúc tiến ở thị trường nước ngoài

Bà Võ Thị Ngọc Thúy, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, cho biết ngành du lịch TP sẽ công bố chương trình kích cầu và đang triển khai chiến dịch quảng bá du lịch mới mang tên "TP HCM xin chào - Hello Ho Chi Minh City".

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, ngành du lịch Việt Nam đang triển khai các giải pháp trong đó có việc quảng bá, xúc tiến ở thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường khách trọng điểm. Việc này là cần thiết để kịp thời nắm bắt cơ hội ngay khi thị trường khách quốc tế được mở cửa trở lại.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công