largeer

Share This Post

Diễn đàn thực phẩm

Lợn nhập từ Thái về Việt Nam “cõng” gần 1,6 triệu chi phí mỗi con có chứa chất cấm?!

Để bình ổn, giải quyết tình trạng khan hiếm cũng như kìm “dây cương” giá thịt lợn đang tăng như phi mã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã quyết định cho nhập khẩu heo sống từ Thái Lan. Tuy nhiên, thực tế nhập lợn ngoại thị trường thịt heo giá vẫn tăng tằng tằng, không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Gần đây xuất hiện thông tin lợn heo nhập khẩu từ Thái dù cõng đủ chi phí có chứa chất cấm khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Vậy thực hư thông tin này như nào?

Nhập heo ngoại, giá thịt lợn vẫn tăng như phi mã!

Trái với kỳ vọng của Bộ NNPTNT, dù được bổ sung nguồn lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia… nhưng giá thịt lợn trong nước vẫn đà tăng trở lại. Ghi nhận giá heo hơi ngày 30/6 có nơi đạt 95.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại.

2

Thực tế mới có 500 con heo sống nhập khẩu từ Thái Lan được giết mổ bán ra thị trường, tuy nhiên lượng heo sống nhập khẩu này đang phải gánh “n” mức phí nên đội giá tăng cao, khó có thể bình ổn giá heo hơi trong một sớm một chiều.

3

Cụ thể, để làm rõ một con heo nhập từ Thái Lan về Việt Nam phải “cõng” bao nhiêu loại phí, ông Phạm Trần Sum – Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết: Đối với lợn thịt, ngoài giá thành 62.000-65.000 đồng/kg tùy vùng, mỗi con lợn thịt khi nhập về Việt Nam phải “cõng” theo rất nhiều thuế, phí: phí kiểm dịch, thuế tại Thái Lan: 800.000 đồng; phí hao hụt (lợn bị giảm cân trong quá trình vận chuyển): 100.000 đồng; tỉ lệ chết: 100.000 đồng; phí kiểm dịch tại Việt Nam: 100.000 đồng...

“Tính ra, chi phí để nhập khẩu mỗi con lợn từ Thái Lan về Việt Nam lên đến 1,5-1,6 triệu đồng” – ông Phạm Trần Sum nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đến thời điểm này, đã có khoảng 4.800 con heo cả hậu bị và heo thịt được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam. Heo nhập từng lô 300-500 con nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.  Hơn nữa, việc nhập khẩu heo sống phải tuân thủ các quy định của kiểm dịch thú y nên không thể nhập ồ ạt, thiếu kiểm soát.

Thực hư thông tin heo nhập chứa chất cấm?

Hiện xuất hiện một số thông tin, lô lợn sống nhập từ Thái có chứa chất cấm, phải cách ly 45 ngày để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Việt. Trước thông tin này, Bộ NNPTNT đã ngay lập tức bác bỏ và khẳng định, lợn nhập khẩu đều an toàn, không sử dụng thức ăn có chất cấm.

5

Phía Bộ Nông nghiệp khẳng định, số lợn sống đều có chứng nhận không sử dụng thức ăn có các chất cấm trong chăn nuôi theo quy định của cả hai nước. Do đó người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Lô lợn sống đầu tiên đã được bán hết tại chợ đầu mối ở Hà Nam với giá 81 - 84 nghìn đồng/kg. Hiện có khoảng 15 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu lợn sống thương phẩm từ Thái Lan vào Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 8 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu với số lượng dự kiến hơn 1,9 triệu con.

Thực tế, nguồn cung thịt lợn hơi Thái Lan không có nhiều, hơn nữa giá tại nước bạn đã chạm mốc 70 nghìn đồng/kg. Vì thế, việc trong thời gian ngắn, giá thịt lợn tại nước ta hạ nhiệt, giảm sâu về mức trước kia là khó khả thi!

Trước mắt để giải quyết tình trạng khan hiếm thịt lợn, bữa cơm gia đình không bị bớt đi lượng đạm, dinh dưỡng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo "người dân chuyển sang ăn thịt gà".

"Chúng ta không nên chỉ tập trung ăn thịt heo, mà cần đa dạng hoá các loại thực phẩm khác khi giá mặt hàng này quá cao, như thịt gà, cá, tôm, trứng... Ăn những loại này cũng đều rất tốt. Cần san sẻ rổ thực phẩm vừa bổ dưỡng, tốt cho cơ thể", ông nói.

6

Ông Cường cũng phân tích, phải tới cuối năm 2020, lượng heo mới trở lại như trước khi có dịch tả heo Châu Phi, khoảng 31 triệu con. Hiện ngành nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong tái đàn heo, khi giá con giống tăng 3-4 triệu đồng một con. Chưa kể ngành vẫn phải đảm bảo an toàn, bền vững do nguy cơ dịch tả heo có thể quay trở lại, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Nguồn heo thịt đã khan hiếm, giá thành con giống cao, cộng với dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành khiến cho bà con nông dân hết sức dè chừng trong việc tái đàn vì rủi ro quá cao, không ai chống lưng bảo đảm.

Tính đến ngày 24/6, dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xuất hiện trên 60 tỉnh, thành cả nước với hơn 2,6 triệu con lợn bị tiêu hủy. Dịch tả lợn Châu Phi tái phát một lần nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường.

4

Bài toán bình ổn giá thịt heo vẫn chưa có lời giải! Người dân ngóng dài cổ từng ngày tin lợn giảm giá, rồi lại lắc đầu ngán ngẩm, chỉ có giảm trên tivi thôi! Ra chợ, tiểu thương vẫn hét giá cao, mua thì mua không mua thì thôi!

Và thế là bữa cơm của người dân ngày càng thưa dần những miếng thịt heo. Sau dich Covid-19 nhiều mâm cơm còn vắng bóng hẳn, vì giá cả quá đắt đỏ!

 Sư Tử (T/h)

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công