largeer

Share This Post

Diễn đàn Hàng hoá tiêu dùng

Luật cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền điện tử vì sao loại hình này vẫn phát triển?

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã kéo theo sự bùng nổ của các loại tiền điện tử, tiền ảo... Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chưa chấp nhận tiền điện tử là phương thức thanh toán, tuy nhiên dưới nhiều hình thức loại hình này vẫn đang âm thầm phát triển và "lùa" người chơi.

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều loại tiền ảo, tiền điện tử khác nhau (hơn 1.000 loại), với xu hướng giá tăng mạnh trong thời gian gần đây, trong khi nền tảng công nghệ của các loại tiền này cũng đang được các doanh nghiệp tìm hiểu, ứng dụng và nhiều nước trên thế giới đã hợp thức hóa việc thanh toán bằng tiền ảo, tiền điện tử.

tin-tac-tien-dien-tu-bitmart-16388606095471579337725

Tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số là loại tiền không được phát hành bởi chính phủ hay một cơ quan trung ương nào, mà được tạo ra thông qua quá trình “đào” bằng cách sử dụng sức mạnh của công nghệ. Theo thống kê của Coinmarketcap.com, có gần 1.200 loại tiền ảo, tiền điện tử khác nhau với giá trị vốn hóa khoảng 168 tỷ USD. Một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đã chấp nhận về mặt pháp lý đối với tiền ảo, tiền điện tử. Ngày 01/4/2017, Nhật Bản đã thông qua luật cho phép các nhà bán lẻ chấp nhận bitcoin như một đồng tiền hợp pháp, góp phần đẩy mạnh hoạt động giao dịch bitcoin bằng đồng JPY. Ngày 02/6/2017, Chính phủ Trung Quốc chính thức bãi bỏ việc đóng băng hoạt động rút tiền ra khỏi tài khoản bitcoin và cho phép rút tiền khỏi tài khoản tại ba sàn giao dịch lớn nhất nước này.

Có 5 loại tiền ảo, tiền điện tử được giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin là loại tiền được ra đời đầu tiên vào ngày 01/9/2009 bởi Satoshi Nakamoto, là loại tiền ảo được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại điện tử. Tính đến cuối tháng 8/2017 đã có 16,5 triệu đơn vị bitcoin được phát hành (trên tổng khối lượng phát hành đến năm 2040 là 21 triệu đơn vị) với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 76 tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo. Giá bitcoin tăng mạnh (7,3 lần trong 8 tháng) từ 968,23 USD/1 bitcoin (đầu năm 2017) lên 4.630, 73 USD (31/8/2017), cho thấy sức hấp dẫn của loại tiền tệ này. Trung Quốc từ một nước cấm các tổ chức tài chính giao dịch, bảo lãnh phát hành, cung cấp bảo hiểm bằng bitcoin (năm 2014) đã trở thành trung tâm bitcoin của thế giới.

Loại tiền ảo phổ biến thứ hai là ethereum (ETH), ETH ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin, được thiết kế với nhiều tính năng hơn là một đồng tiền kỹ thuật số. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã xây dựng các chương trình như chương trình giám sát giao dịch, quản lý nguyên liệu… dựa trên ETH như Toyota, Merck, Samsung. Hiện nay, tổng lượng ETH được phát hành là khoảng 94 triệu đơn vị, với mức giá tính đến cuối tháng 8/2017 là 379 USD/1 ETH, tương đương với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 35 tỷ USD, chiếm 21% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo. Ngoài ra còn có một số loại tiền phổ biến khác như bitcoin cash (một nhánh của bitcoin), ripple và litecoin, với giá trị vốn hóa tính đến cuối tháng 8/2017 lần lượt đạt 9 tỷ USD; 8,6 tỷ USD và 3,4 tỷ USD.

Nguyên nhân khiến tiền ảo, tiền điện tử có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trên thế giới cũng như tại Việt Nam là do: (i) Nhà đầu tư có thể hưởng lợi nhờ kinh doanh chênh lệch giá khi giá tiền ảo liên tục tăng mạnh do tính khan hiếm của loại tiền này; (ii) Các loại tiền ảo được chạy trên nền tảng công nghệ blockchain, là ứng dụng được xem như sổ kế toán, kiểm toán giúp chép, sao lưu, kiểm tra tất cả các giao dịch trên khắp thế giới. Đây là một ứng dụng đang được các tập đoàn lớn tìm cách áp dụng trong công tác quản lý, giám sát của mình.

Thực tế, thời gian qua, lực lượng Công an đã triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn đối với hoạt động phạm tội có liên quan tiền ảo, đã tiến hành xác minh, điều tra hàng chục chuyên án, khởi tố và bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sử dụng tiền ảo để thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Số liệu thống kê từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), tại Việt Nam, người sử dụng tiền ảo ngày càng phát triển, được giao dịch công khai, ước có khoảng 01 triệu người sở hữu và tham gia với số tiền giao dịch hằng ngày lên tới vài trăm tỷ đồng.

Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng tính ẩn danh của các đồng tiền ảo, hầu như các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này thường không đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên không gian mạng chủ yếu là đầu tư tài chính hoặc ICO các đồng “tiền ảo”. Các đối tượng và nhà đầu tư trao đổi, liên hệ với nhau thông qua các nhóm kín trên mạng xã hội (Facebook, Telegram, Zalo...) và huy động thu lợi bằng tiền ảo thay vì tiền VND như trước đây.

Một số mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp sử dụng tiền ảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay như: Đầu tư ngoại hối, ủy thác đầu tư tài chính; chào bán cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp; ICO các đồng tiền ảo; mô hình giao dịch nhị phân. Tình hình vi phạm quy định kinh doanh theo phương thức đa cấp trên không gian mạng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước với nhiều phương thức, thủ đoạn mới.

Thực tế thời gian qua, rất nhiều sàn giao dịch đã cơ quan chức năng sờ gáy. Sự biết mất của sàn FTX vào năm 2022 đã khiến hàng ngàn người lao đao, trước đó sàn FTX đã mượn danh nhiều người nổi tiếng tại Việt Nam để quảng cáo tạo hiệu ứng thu hút người chơi tại Việt Nam.

Ngoài FTX còn rất nhiều sàn khác cũng đang âm thầm hoạt động vô cùng chuyên nghiệp thông qua các lớp đào tạo, tập huấn online từng bước đưa người chơi thâm nhập sâu, đến khi bị mất tài sản lại không biết khiếu nại ở đâu bởi tất cả đều đặt máy chủ tại nước ngoài.

Thời gian qua tại Việt Nam lại xuất hiện sàn giao dịch tiền điện tử BitMart, theo quảng cáo được ra đời từ năm 2017, có đội ngũ hỗ trợ 24/7, an toàn, dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa cho phép đầu tư tài chính, cung cấp các sản phẩm ngoại hối, tiền điện tử dưới hình thức hoạt động sàn giao dịch TMĐT vậy nên người dùng cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định sử dụng dịch vụ tránh tiền mất tật mang.

1. Bộ Công Thương không thực hiện xác nhận đăng ký hoặc thông báo website TMĐT cho các website cho phép đầu tư tài chính, cung cấp các sản phẩm ngoại hối, tiền điện tử dưới hình thức hoạt động sàn giao dịch TMĐT hoặc website TMĐT bán hàng. 

2. Việc phát hành cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán ở Việt Nam là bất hợp pháp, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể 

- Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt: 

"6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này." 

=> Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp. 

=> Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

- Thứ hai, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2017 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13), tại điểm h, Khoản 1, Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018 nười nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công