largeer

Share This Post

Nhịp Cầu Nhân Ái

Mẹ bỏ đi lấy chồng mới, bố đau buồn treo cổ để lại 3 đứa trẻ mồ côi, đói ăn bên ông bà già

"Dạ con không ăn cá thịt, con ăn cơm với muối và nước lạnh, cũng hay đói bụng nữa. Thấy mấy bạn có bố mẹ mua bánh kẹo, đồ chơi, con buồn lắm" – Bi (6 tuổi) thỏ thẻ. Trong căn nhà trọ xập xệ, 3 đứa trẻ ngồi nép vào nhau, chốc chốc hướng lên bàn thờ, nơi bố ngồi đó, xót xa.
Mẹ đi lấy chồng, cả gia đình rơi vào bi kịch

Những ngày giữa tháng 6/2020, chúng tôi tìm đến căn nhà trọ xập xệ nằm trên đường Hương lộ 80 (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM), nơi cả gia đình 5 người cô Nguyễn Thị Hạnh (59 tuổi) đang sinh sống.

Sau khi bố chết, mẹ đi lấy chồng khác, 3 đứa trẻ mồ côi sống nương nhờ tình thương của ông bà nội.

Sau khi bố chết, mẹ đi lấy chồng khác, 3 đứa trẻ mồ côi sống nương nhờ tình thương của ông bà nội.

Nhắc đến cô Hạnh, những người dân ngay cầu Rạch Cầu Suối không khỏi xót xa bởi hoàn cảnh hết sức éo le. Hiện tại cô Hạnh cùng chồng là chú Nguyễn Ngọc Bình (61 tuổi) đang nuôi 3 đứa cháu nội mồ côi sau bị kịch bố chết, mẹ đi lấy chồng mới.

Ngồi trước cửa phòng trọ, cô Hạnh xúc động cho biết, gần 3 năm nay cuộc sống của gia đình cô thiếu thốn mọi bề. Rời Kiên Giang lên Sài Gòn lập nghiệp, vợ chồng người con trai thứ 5 của cô Hạnh có với nhau 3 mặt con. Đến năm 2017, người con dâu có quan hệ ngoài luồng rồi bỏ nhà ra đi. Suốt mấy tháng trời dẫn con đi tìm vợ trong vô vọng, khi biết vợ mình đã có thai và đang sống chung với người đàn ông khác, con trai cô Hạnh không chịu nổi cú sốc đã tìm đến cái chết, bỏ lại 3 đứa con khờ dại.

Căn nhà trọ nhỏ được cô Hạnh thuê với giá 1.7 triệu đồng (gồm điện nước) tại Hương lộ 80, Vĩnh Lộc A là nơi sinh sống của 5 người.

Căn nhà trọ nhỏ được cô Hạnh thuê với giá 1.7 triệu đồng (gồm điện nước) tại Hương lộ 80, Vĩnh Lộc A là nơi sinh sống của 5 người.

"3 năm rồi cuộc sống khổ lắm con ơi, mà vì cháu nên phải ráng. Thằng con cô nó hiền lắm, mười mấy năm trời làm lụng, lo trả nợ cho vợ để rồi bị vợ phụ bạc. Mới bữa trưa nó còn ngồi nói chuyện với cô, tối về đã treo cổ chết mà nhà không ai hay, mấy bộ đồ chị hai nó mới mua vẫn còn chưa kịp bận…", cô Hạnh bật khóc.

Cô Hạnh xúc động khi nhắc đến sự ra đi đột ngột của người con trai.

Cô Hạnh xúc động khi nhắc đến sự ra đi đột ngột của người con trai.

Sau khi đứa con trai mất đi, cô Hạnh gắng gượng đón 3 đứa cháu nội về nhà trọ chăm sóc. Tuy nhiên, do trước đây bố mẹ của tụi nhỏ không đăng ký kết hôn, cô buộc phải tìm về quê Kiên Giang để nhờ phía gia đình ngoại làm giấy ủy quyền. "Gần 3 năm nay, nó bỏ mặc luôn mấy đứa con, giờ con của nó với người chồng sau cũng gần 3 tuổi rồi, mấy đứa này có ốm đau, bệnh tật cũng mặc kệ. Tụi nhỏ đã mất bố, mẹ cũng chẳng còn yêu thương…", cô Hạnh chua xót nhìn 3 đứa cháu nội, nghẹn lời.

Empty
Nguyễn Thị Thu Thủy (11 tuổi), Nguyễn Thị Mỹ Tiên (10 tuổi) và Nguyễn Văn Bi (6 tuổi) bên cạnh ông bà nội già yếu.

Nguyễn Thị Thu Thủy (11 tuổi), Nguyễn Thị Mỹ Tiên (10 tuổi) và Nguyễn Văn Bi (6 tuổi) bên cạnh ông bà nội già yếu.

Con ăn cơm với muối và nước lạnh…

Ngồi trong căn nhà trống, 3 đứa trẻ ngồi sát lại, chia nhau chén cơm chiều. Từ ngày bố mất đi, mọi gánh nặng gia đình đều đổ dồn lên đôi vai của bà nội già yếu, trong khi ông nội bị thoái hóa cột sống, viêm phổi, trĩ…, nên chỉ ở nhà, để tấm bảng xe ôm với hi vọng có được vài cuốc xe để thêm thu nhập.

Để có tiền xoay xở cơm nước, cô Hạnh cho biết phải thức dậy từ sớm để nấu khoai mì, chuối luộc để bán cho người dân, ngày nào khá khẩm thì kiếm hơn 100.000 đồng.

Để có tiền xoay xở cơm nước, cô Hạnh cho biết phải thức dậy từ sớm để nấu khoai mì, chuối luộc để bán cho người dân, ngày nào khá khẩm thì kiếm hơn 100.000 đồng.

"Bình thường cô đi làm than, ngày lượm 8 tiếng cho chủ được trăm mốt, ngày nào hết than thì bán khoai mì, chuối luộc…, kham khổ lắm con ơi. Chú (chồng cô Hạnh) mỗi ngày tiền thuốc hết 50 ngàn, cũng may người ta cho gạo từ thiện hàng tháng, mấy đứa này mới có cơm ăn", cô Hạnh tâm sự.

Bưng chén cơm chan nước tương ăn một cách ngon lành, Bi (6 tuổi) cho biết đã lâu lắm rồi con không được ăn cá thịt. Bữa cơm chiều chỉ đơn giản là rau muống luộc, kho quẹt, bữa thì được ăn trứng chiên…, còn hết tiền thì cả nhà dằm muối ăn với nước lạnh (nước đá bỏ trong tủ lạnh chan với cơm, muối).

Bữa cơm chiều của cả gia đình gần như chỉ có cơm trắng chan nước tương.

Bữa cơm chiều của cả gia đình gần như chỉ có cơm trắng chan nước tương.

"Con không ăn cá thịt, con ăn cơm với muối và nước lạnh, cũng hay đói bụng nữa. Thấy mấy bạn có bố mẹ mua bánh kẹo, đồ chơi, con buồn nhưng không có đòi ông bà nội, con thương ông bà lắm" – Nguyễn Văn Bi (6 tuổi) thỏ thẻ.

Nụ cười hồn nhiên, dễ thương của 3 đứa trẻ sớm thiếu đi tình thương của bố mẹ.

Nụ cười hồn nhiên, dễ thương của 3 đứa trẻ sớm thiếu đi tình thương của bố mẹ.

Trong số 3 đứa cháu nội, Bi và Nguyễn Thị Mỹ Tiên (10 tuổi) may mắn đã được đi học lớp 1 vào đầu năm nay, riêng đứa cháu gái đầu Nguyễn Thị Thu Thủy (11 tuổi) vì trục trặc giấy tờ ở quê (khai sinh theo mẹ) vẫn chưa rút được hồ sơ nên đành nghỉ học.

Đưa đôi mắt tròn xoe, long lanh nhìn về phía 2 đứa em đang tập đọc chữ, Thủy rưng rưng nước mắt: "Trước con học đến lớp 1, chưa qua lớp 2 thì con nghỉ, con thích được đi học lắm, thấy em đi học con thèm được như vậy…, con ước sau này con được làm đầu bếp, vì con thích làm bánh", Thủy nói.

Bàn thờ bố được đặt khá cao trên vách tường nhà trọ, phải bắc một cái ghế cao, Thủy mới thay mặt các em thắp hương được cho bố.

Bàn thờ bố được đặt khá cao trên vách tường nhà trọ, phải bắc một cái ghế cao, Thủy mới thay mặt các em thắp hương được cho bố.

Dù sớm mất đi tình thương của bố mẹ nhưng cả 3 chị em Thủy, Tiên, Bi đều rất ngoan ngoãn, dễ thương. Ngoài giờ học ở trường, Tiên – Bi trở về nhà để cùng Thủy phụ ông bà nội những công việc lặt vặt.

Thắp nén hương lên bàn thờ bố, Thủy rớt nước mắt: "Tụi con nhớ bố lắm, giờ tụi con chỉ có ông bà nội chứ mẹ bỏ mấy chị em con rồi, không còn thương tụi con nữa".

Bàn thờ bố được đặt khá cao trên vách tường nhà trọ, phải bắc một cái ghế cao, Thủy mới thay mặt các em thắp hương được cho bố.

Bàn thờ bố được đặt khá cao trên vách tường nhà trọ, phải bắc một cái ghế cao, Thủy mới thay mặt các em thắp hương được cho bố.

Ôm 3 đứa cháu nội vào lòng, cô Hạnh bật khóc: "Cô chỉ lo mấy đứa cháu, tuổi cô già rồi mà cháu nó còn nhỏ quá, mong biết được cái chữ rồi cô mới nhắm mắt và nằm xuống được. Cô chẳng có ước mơ gì, có cơm ăn, nuôi mấy đứa cháu thôi chứ đời cô đã trôi nổi bồng bềnh rồi, cô không muốn đời cháu mình khổ".

Nhìn 3 đứa trẻ, tôi tự hỏi rằng tương lai của chúng sẽ đi về đâu khi sớm mất đi tình thương của cha mẹ, trong khi ông bà nội lại già yếu, ốm đau.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công