largeer

Minh Vy

Minh Vy

2023-03-17 09:16:00

Miền Tây khan hiếm cát san nền đường cao tốc, nguồn cung nhỏ giọt

Trong giai đoạn 2021-2025, riêng 4 đường cao tốc trọng điểm ở vùng này đã cần tới 47,81 triệu m3 cát đắp nền; trong đó, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần hơn 15 triệu m3.

Phunuonline.com.vn thông tin, ông Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - cho hay, từ nay đến năm 2025, nhiều dự án xây đường cao tốc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được triển khai cùng lúc, kéo theo nhu cầu cát đắp nền vô cùng lớn. Riêng 4 dự án đường cao tốc gồm Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh cần khoảng 47,81 triệu m3 cát.

Đến nay, chính quyền các địa phương ở vùng ĐBSCL đã cấp 64 giấy phép khai thác cát với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm, trong đó có 14 triệu m3 cát san nền. Qua khảo sát, trữ lượng cát san lấp hiện nay chỉ còn khoảng 37 triệu m3 trong khi một số giấy phép đã hết hạn, một số không được gia hạn, chất lượng cát của một số mỏ không đạt cho việc đắp nền đường.

Gần đây, qua khảo sát, các đơn vị chuyên môn ghi nhận 24 mỏ cát ở ĐBSCL có chất lượng đạt tiêu chuẩn để san lấp. Cơ quan chức năng đã đề xuất tăng công suất khai thác của các mỏ này thêm 50% trong 2 năm nhằm khai thác được thêm 6,17 triệu m3 cát phục vụ cho việc làm đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, nhưng số này cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu.

Để có 18,5 triệu m3 cát san nền đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT đã đề nghị UBND tỉnh An Giang cấp 7 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp 7 triệu m3 và tỉnh Vĩnh Long 5 triệu m3 nhưng đến nay, UBND tỉnh An Giang chỉ hứa cấp 1,1 triệu m3, UBND tỉnh Đồng Tháp hứa cấp 1,9 triệu m3, UBND tỉnh Vĩnh Long vẫn đang tìm mỏ cát.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - cho hay, nguồn cát ở tỉnh này ngày càng giảm, bờ sông lại đang bị sạt lở nên địa phương phải tăng cường kiểm soát việc khai thác cát. Ngoài ra, chất lượng cát của một số mỏ không đáp ứng yêu cầu đắp nền đường. “Tuy nhiên, trước nhu cầu bức thiết về cát để làm đường cao tốc, UBND tỉnh sẽ nỗ lực tìm nguồn” - ông nói.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang rất lo lắng do đã bàn giao 89% mặt bằng dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, hơn 88% mặt bằng dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau và đang triển khai thi công nhưng lại thiếu trầm trọng cát san lấp.

Để sớm có nguồn cát làm đường cao tốc, Bộ GTVT và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị UBND các tỉnh ĐBSCL rà soát, khẩn trương nâng 50% công suất ở những mỏ có cát đạt chất lượng.

UBND tỉnh An Giang cam kết tăng cường khai thác cát sông để phục vụ cho các dự án làm đường cao tốc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: Huỳnh Lợi

UBND tỉnh An Giang cam kết tăng cường khai thác cát sông để phục vụ cho các dự án làm đường cao tốc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: Huỳnh Lợi

Empty