largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Mô hình sản xuất xanh trồng nấm theo chuỗi của HTX Nông sản sạch An Phát - Hậu Giang

Nấm vốn là thực phẩm sạch vì sống không cần thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích nên nhu cầu thị trường về sản phẩm này rất lớn. Nắm bắt được điều này, HTX Nông sản sạch An Phát (xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) tập trung vào sản xuất nấm bào ngư theo quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ban đầu, sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng các thành viên vẫn không nản chí, tiếp tục nghiên cứu khắc phục cách nhân giống, sử dụng dưỡng chất để nuôi cấy nấm.

Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, các thành viên nhận thấy nấm bào ngư dễ bị nhiễm bệnh mốc xanh, nấm hồng và bị côn trùng tấn công. Để tạo môi trường tốt cần cung cấp đủ nước, độ ẩm nhà nấm và cách bảo quản đúng kỹ thuật.

Vì vậy, HTX đầu tư hệ thống thanh trùng nguyên liệu, chú trọng xử lý giá thể như xác thân bắp, rơm, mùn cưa, lục bình… Theo đó, nguyên liệu làm meo nấm phải được lựa chọn kỹ càng, loại bỏ hết các tạp chất, thanh trùng sạch sẽ. Đáng chú ý, HTX luôn tuân thủ các quy trình sản xuất nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch đến vệ sinh khu trồng hằng ngày.

Empty

Để tận dụng phế phẩm của phôi nấm bào ngư, khi thu hoạch xong, các thành viên tiến hành xử lý bịch trồng nấm bằng vôi, khử trùng và phối trộn để tiếp tục trồng nấm rơm. Phụ phẩm trồng nấm rơm sau khi thải ra tiếp tục được phối trộn để phục vụ trồng rau màu, đảm bảo tạo ra nông sản sạch.

Không dừng lại ở đó, phế phẩm nấm rơm đang được HTX nghiên cứu làm thức ăn cho trùn quế và sử dụng phân của trùn quế làm giá thể để trồng nấm... Theo các thành viên, đây là cách tối đa tận thu các nguồn phế phụ phẩm, đồng thời hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Đến nay, HTX đang vận hành trang trại nấm rộng 15.000m2 với 70 trại nấm bào ngư, 26 trại nấm rơm. Năng suất trung bình đạt 1.600 tấn nấm bào ngư/năm và 300 tấn nấm rơm/ngày cho thị trường trong tỉnh.Cùng với việc phát triển kinh tế từ nghề trồng nấm, HTX An Phát được đánh giá là một trong những mô hình xanh của tỉnh.

Empty

Nếu như trước đây, qua mỗi vụ gặt các thành viên thường đốt rơm rạ thì nay tình trạng trên đã được cải thiện. Là một trong những mô hình sản xuất lớn nên HTX phải thu mua rất nhiều rơm rạ của người dân. Vào mùa gặt, HTX phải thuê người đi thu mua rơm rạ để dự trữ, do đó tình trạng đốt rơm rạ không còn, môi trường được cải thiện rất nhiều.

Không chỉ có tình trạng đốt rơm rạ, những năm qua, phế phẩm từ nghề mộc cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường, tuy nhiên đây lại là nguyên liệu rất tốt để trồng nấm. Chính vì vậy, HTX đã tận dụng triệt để loại phế phụ phẩm này hoặc thu mua với giá rẻ để làm meo nấm. Nhờ những hoạt động tích cực này mà HTX An Phát đã được người dân gọi là nhà máy xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, HTX còn đầu tư máy móc sản xuất nấm bào ngư sấy khô và nấm bào ngư tẩm gia vị nhằm đa dạng hóa sản phẩm.

Nấm tẩm gia vị được HTX liên kết với 1 công ty sấy rau, củ tươi ở Bến Tre. HTX sẽ sấy khô nấm tạo nguyên liệu thô tại trụ sở HTX, sau đó được công ty chế biến, tẩm ướp theo công nghệ hiện đại và xuất khẩu sang nước Mỹ, Úc và Nhật Bản.

Các sản phẩm của HTX mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý, từ đó tạo thị trường tiêu thụ ổn định và tăng doanh thu hàng năm.

Có thể khẳng định, những thành công của HTX An Phát là những minh chứng rõ nét cho định hướng sản xuất xanh, sạch trong nông nghiệp. Mô hình sản xuất hiệu quả của HTX có tác động tích cực đến nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó góp phần cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công