largeer

Minh Vy

Minh Vy

2023-03-09 11:40:00

Mua shophouse thế nào để sinh lời tốt hơn?

Lựa chọn Shophouse ở các tuyến đường lớn và mua shophouse ở các tuyến đường nhỏ, mua bên ngoài hay mua trong dự án, cái nào sinh lời tốt hơn ???

1.Shophouse là gi?

Shophouse (hộ kinh doanh) là mô hình nhà để ở kết hợp kinh doanh thương mại. Đây hình thức bất động sản quen thuộc tại các nước phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Singapore,…

Tại Việt Nam, shophouse xuất hiện lần đầu tiên năm 1998 với những căn hộ nhà phố thương mại đầu tiên tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

rong những năm tiếp theo, shophouse liên tục phát triển và hiện diện rộng khắp các tỉnh thành cả nước, nhất là ở những thành phố lớn có đông dân cư.

2.Có mấy loại hình shophouse?

Shop khối đế: Là mặt bằng tầng 1 hoặc có thêm tầng 2 của các khối chung cư cao tầng, thường được dùng làm các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ,…

Thời hạn sở hữu của loại shophouse này chủ yếu là 50 năm.

Shophouse (nhà phố thương mại): Các tòa nhà cao từ 2 đến 5 tầng, có thể vừa ở vừa kinh doanh. Những shophouse này thường có thời hạn sở hữu vĩnh viễn.

ĐẦU TƯ SHOPHOUSE CẦN LƯU Ý ĐIỂM GÌ?

Thông thường, tại một dự án bất động sản, số lượng các căn shophouse chỉ chiếm khoảng 2 – 3% trên tổng số lượng căn hộ, còn với những dự án khu đô thị lớn có khu nhà phố thương mại thì con số này có thể tăng lên đến 5% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, điều này làm nên sự khan hiếm của shophouse và lôi cuốn nhà đầu tư tham gia đầu tư loại hình này.

Đầu tư Shophouse phải bỏ ra số tiền lớn, vậy nên để đảm bảo mô hình Shophouse có thể sinh lời, nhà đầu tư cần chú ý đến 6 điều cơ bản sau:

1. Vị trí

Mục đích của Shophouse là vừa kinh doanh, vừa để ở, mà muốn kinh doanh thuận lợi thì phải có vị trí đẹp.

Khi chọn đầu tư vào shophouse thì cần chú ý đến vị trí shophouse nằm ở mặt tiền đường hay nội khu, giao thông có thuận tiện không, ước tính số lượng khách vãng lai có nhiều không.

Thông thường, vị trí tốt nhất là các căn shophouse nằm ở góc tòa nhà, tiếp giáp mặt đường lớn, có tầm nhìn đẹp, thoáng đãng, tiện dừng đỗ xe với lưu lượng dân cư qua lại đông đúc. Những căn shophouse như vậy giúp nhà đầu tư có vị trí nên dù mua để kinh doanh, mua đi bán lại hay cho thuê đều dễ dàng và có lợi nhuận tốt hơn các vị trí khác.

2. Mục đích đầu tư, thời gian đầu tư

Hai yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với tất cả các loại hình sản phẩm bất động sản, riêng với Shophouse mục đích đầu tư thường chia ra làm 3 loại:

Đầu tư quan tâm đến lãi vốn

Đầu tư mục đích để cho thuê

Đầu tư để vận hành kinh doanh

Thời gian và thời điểm đầu tư là những vấn đề cần tính toán, xem xét kỹ lưỡng, để đảm bảo lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích và ngân sách.

3. Tiềm năng kinh doanh

Tiềm năng kinh doanh Shophouse được đánh giá cao và sẽ phụ thuộc vào vị trí và cách lựa chọn sản phẩm kinh doanh ở Shophouse sao cho phù hợp với sức cạnh tranh và nhu cầu của cư dân tại đây. Tuy nhiên giới chuyên gia xác định giá trung bình tỷ suất lợi nhuận có thể đạt được từ 8 đến 12%, cao hơn so với chung cư thương mại và đặc biệt sẽ có tính gia tăng tốt hơn nhờ vị trí và dân cư ngày một tăng.

Nếu như bạn lựa chọn đầu tư shophouse để tự kinh doanh, yếu tố thành công không chỉ phụ thuộc vào vị trí và thiết kế mà còn phụ thuộc vào mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, các nhà đầu tư thường hay lựa chọn cho thuê hoặc chuyển nhượng để kiếm lợi nhuận.

Tỷ lệ lợi nhuận trung bình của một shophouse cho thuê là từ 8 – 12%/năm, cao hơn mức lợi nhuận trung bình của các loại hình khác.

Tiềm năng tăng giá trị của shophouse cũng rất tốt, các dự án shophouse đều tăng giá sau khoảng từ 1 – 3 năm với mức tăng từ 15 – 30% giá trị ban đầu, đem tới lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư khi chuyển nhượng hay thanh khoản. Có những căn shophouse còn có thể bán chênh tới vài tỷ ngay sau khi nhà đầu tư thứ cấp có ý định thanh khoản.

4. Dòng tiền

Đầu tư bất động sản nói chung và shophouse nói riêng, nhà đầu tư đều phải cân nhắc đến dòng tiền, đặc biệt trong giai đoạn room tín dụng hạn chế như hiện nay thì việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để mua bất động sản tương đối khó khăn.

Thông thường với dự án bất động sản của các chủ đầu tư uy tín, các ngân hàng vẫn hỗ trợ cho vay với mức lãi suất và chính sách vay vốn tương đối tốt. Đây cũng là ưu điểm của shophouse dự án so với shophouse thông thường.

5. Nhược điểm của Shophouse

Vị trí thuận lợi kết hợp với mục đích sử dụng đa dạng nên đẩy giá thành của các căn shophouse lên cao hơn so với những loại hình căn hộ chung cư hay nhà phố thông thường.

Thời gian sở hữu cũng là một hạn chế khi shophouse khối đế chung cư chỉ được sở hữu trong 50 năm.

Một vấn đề nữa là pháp lý cho căn hộ shophouse chưa thực sự rõ ràng, nhiều chủ đầu tư đã lợi dụng lỗ hổng để khiến khách hàng nhầm tưởng, gây nên tranh chấp giữa chủ sở hữu shophouse và chủ đầu tư.

6. Lựa chọn Chủ đầu tư uy tín

Nên ưu tiên chọn sản phẩm của chủ đầu tư uy tín bởi họ có chiến lược phát triển, quản lý dự án tốt, tạo nên cộng đồng cư dân – cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà đầu tư sau này khi dự án đi vào hoạt động.

Cre: phuongmyproperty