largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Mực khô xuất khẩu thắng lớn, 8 tháng đầu năm thu về hơn 1.800 tỷ đồng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong tháng 8/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng 22% đạt 53,7 triệu USD.

Doanhnhanvn.vn thông tin, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang lại ưu đãi thuế cho xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang EU. Dự kiến, xuất khẩu mực, bạch tuộc sẽ tiếp tục gia tăng tại thị trường này.

Đại diện Vasep cho biết, trong tổng cơ cấu xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam thì mực chiếm 55,2%, bạch tuộc chiếm 44,8%. 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu bạch tuộc giảm mạnh hơn giá trị xuất khẩu mực.

Empty

Xuất khẩu mực, bạch tuộc qua các thị trường chính như Hàn Quốc, Asean, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc… đều tăng.

Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 42% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng liên tục trong tháng 6,7 và 8. Tháng 8 năm nay, xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng 30,8% đạt 20,7 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay đạt 143,5 triệu USD.

Empty

Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam ổn định nhất. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại đang có xu hướng nhập khẩu mực, bạch tuộc giảm.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu bạch tuộc chế biến giảm mạnh nhất, giảm đến 28%. Xuất khẩu mực chế biến khác và mực sống/tươi/đông lạnh giảm lần lượt 4% và 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Duy nhất chỉ có mực khô/nướng là mặt hàng tăng trưởng dương 23%, đạt 79,3 triệu USD (hơn 1.820 tỷ đồng).

Theo Vasep, giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ giảm do dịch Covid-19 là một trong những yếu tố tác động tới việc xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc trong những tháng qua.

Sau quý I/2020, dịch Covid-19 tại Hàn Quốc giảm bớt căng thẳng hơn nên xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này tránh được đà giảm sâu và đang có dấu hiệu tăng trong những tháng gần đây.

Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay liên tục giảm mạnh do chịu tác động của "thẻ vàng" đối với khai thác hải sản (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC), cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công