largeer

Share This Post

Diễn đàn Nông sản

Nghi có lợi ích nhóm gây lũng đoạn thị trường hồ tiêu?

Trước đó trong 4 ngày từ 9-12/6, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã tổ chức khảo sát ở Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai. Kỳ lạ là dù chỉ khảo sát ngắn ngày nhưng VPA đã có thể đưa ra dự báo sản lượng tiêu niên vụ 2021 trên dưới 220.000 tấn ngay khi cây tiêu vừa mới trổ hoa. Đây là một thông tin gây bất lợi, dập tắt hy vọng “được mùa được giá” đối với người trồng. Câu hỏi đặt ra, tại sao những con số bất lợi này được đưa ra dù chưa có cơ sở, liệu chăng có lợi ích nhóm?
Nhiều vùng tiêu chết nhưng năng suất dự báo vẫn trên dưới 220.000 tấn!

Trong báo cáo khảo sát, VPA đã đánh giá năng suất và sản lượng hồ tiêu vụ 2020; ước tính tỷ lệ diện tích tăng, giảm; các yếu tố thời tiết, sâu bệnh, chăm sóc đối với vụ 2021; điều tra lượng hàng tồn trong dân; khả năng duy trì và phục hồi vườn tiêu; tìm hiểu quy trình canh tác, hướng phát triển và kết nối nông dân, nhà xuất khẩu trong nước.

Empty

Theo VPA, do có nhiều vườn cây già cỗi, tuổi đời trung bình trên dưới 20 năm nên năng suất tiêu đạt thấp. Giá tiêu lại giảm mạnh nhiều năm qua trong khi chi phí sản xuất tăng, nông dân đã giảm đầu tư cho vườn cây.

Thông tin trên Dân Việt, tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước), ông Phạm Thanh Chung - Giám đốc HTX Hồ tiêu Lộc Quang cho biết, tỷ lệ diện tích chuyển đổi cây trồng khác ở trong vùng chiếm 15 - 20%; chi phí đầu tư giảm khoảng 40% cho vụ 2019-2020; tồn kho trong dân chỉ khoảng 20%.

Tại Gia Lai, dọc tuyến đường khảo sát ở huyện Đăk Đoa, Mang Yang, tỷ lệ tiêu chết khoảng 40-50% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2017.

Empty

Tiêu chết ở vùng Chư Sê, Chư Pưh được báo cáo với con số cao hơn, khoảng 60-70%. Khó khăn về vốn chăm sóc, đầu tư; bất lợi về thời tiết; bệnh chết nhanh, chết chậm và sâu hại đã đẩy nông dân trồng tiêu Gia Lai vào cảnh khó khăn khi hàng loạt vườn tiêu bị chết, không có khả năng phục hồi.

Tương tự, tại các vườn tiêu ở Cư M'Gar, thị xã Buôn Hồ, Krông Năng đến Ea H'Leo (tỉnh Đăk Lăk) mà đoàn khảo sát đi qua, diện tích vườn tiêu cằn cỗi và chết trong các khu vực này khá cao.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều vườn tiêu được chăm bón bằng phân hữu cơ, ít sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học, có trụ sống che mát đều vẫn phát triển tốt và bền vững. Như các vườn tiêu tại huyện Cư Kuin vẫn phát triển khá tốt dù có dấu hiệu xuống cấp so với năm trước.

Đánh giá chung toàn chuyến khảo sát của VPA vẫn ghi nhận tồn tại song song 2 hiện trạng sức khỏe của các vườn tiêu. Tồn kho trong hệ thống các đại lý cung ứng, doanh nghiệp xuất khẩu chưa thống kê được. Tồn kho trong dân chỉ khoảng 20% do phần lớn nông dân đã bán để trả nợ ngân hàng và trang trải chi phí sản xuất.

Do những lý do trên, ước tính sản lượng hồ tiêu niên vụ năm 2020 giảm khoảng 15% so với năm 2019, đạt khoảng trên dưới 240.000 tấn.

Trong khi người trồng tiêu vốn đã chịu nhiều bất lợi, việc VPA đưa ra dự báo nguồn cung sẽ là việc nhạy cảm nếu không đủ sức thuyết phục.

Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) là thành viên trong đoàn khảo sát cho biết: "Nhưng mọi chuyện sẽ không đi quá xa nếu VPA không tùy tiện dự đoán thêm một con số vô lý khác, có khả năng gây bất lợi cho ngành hồ tiêu. Đó là trên dưới 220.000 tấn cho niên vụ 2021".

Nghi vấn lợi ích nhóm đằng sau con số

Ngay khi VPA chính thức công bố kết luận sau chuyến khảo sát 1 tháng đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối gay gắt từ chính các thành viên tham gia đoàn khảo sát.

Empty

Ông Bính cho biết thêm, nếu sản lượng là 220.000 tấn thì rõ ràng nguồn cung năm tới của Việt Nam vẫn chưa thiếu, vì nó rất lớn so với phần diện tích thiệt hại. Điều này gây tác động ngược lại thị trường, mặt bằng giá mới không thể được thiết lập theo đúng cung cầu. Người trồng tiêu vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn!

Quan điểm ông Bính cho rằng, sản lượng dự báo sẽ thấp hơn con số VPA đưa ra rất nhiều. Thậm chí, ông Bính cho rằng, không loại trừ có hành vi "lợi ích nhóm", gây bất lợi cho toàn ngành thông qua việc lén lút đưa con số vào kết luận.

"Vì có một số doanh nghiệp lớn đã lỡ ký hợp đồng bàn giao xa với giá thấp nên muốn tiếp tục giữ giá thấp để mua hàng" - ông Bính nói.

Ông Nguyễn Duy Tường - Giám đốc Công ty TNHH Bách Sinh, ở thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông): "Mục đích của những người đưa con số này là muốn lũng đoạn thị trường theo hướng có lợi tức thì cho họ, nhưng lại gây nguy hại cho toàn ngành. Thông điệp của người đưa ra con số đó là lượng hàng vụ tới vẫn dư cung khủng khiếp".

Việc đưa ra con số dự báo vội vàng và vô lý cực kỳ nhạy cảm như trên sẽ gây ra nhiều tác động xấu. Nó nhấn chìm hy vọng vốn đã mong manh của người nông dân rằng giá tiêu sẽ tăng trở lại.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công