largeer

Share This Post

SG247

Người bị cơn thiếu máu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần

Ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rằng, đột quỵ là bệnh có thể cấp cứu, “thời gian vàng” để xử trí đột quỵ trong vòng 3-4 giờ đầu, bệnh nhân đột quỵ cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và điều trị kịp thời.

Trẻ hóa số ca mắc đột quỵ

Đột quỵ não gồm có 2 thể là nhồi máu não (hay tắc mạch máu não chiếm khoảng 80%) và xuất huyết não (hay còn gọi là vỡ mạch máu não chiếm khoảng 20%).

Theo Vietnamnet, tại Việt Nam, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm. Trong đó có tới 50% bệnh nhân tử vong, 90% để lại di chứng.

Empty

Trước đây đột quỵ hay gặp ở người ngoài 60 tuổi thì nhiều năm trở lại đây có xu hướng trẻ hoá, 20-30 tuổi đã đột quỵ. Đặc biệt, rất nhiều trong nhóm này không có kiến thức cộng đồng về đột quỵ, nghĩ mình khoẻ không thể mắc bệnh nên chủ quan, chưa có các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi bị đột quỵ.

Những người bị cơn thiếu máu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần những người chưa bị lần nào.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trên 30% ca đột quỵ có dấu hiệu cảnh báo trước, xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây chính là dấu hiệu chỉ điểm nguy cơ cao gây đột quỵ. Do vậy, bệnh nhân cần được phát hiện sớm, để có kế hoạch điều trị dự phòng tốt.

Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng lưu lượng máu lên não ngừng tạm thời, không đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho một số vùng của não.

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, thường từ 2-20 phút sau đó tự hết. Nguyên nhân do lưu thông của máu trong động mạch bị giảm vì động mạch bị hẹp, bị co thắt hoặc bị tắc nghẽn do một cục máu đông hay một mảng xơ vữa từ động mạch lớn lưu thông đến một mạch máu nhỏ ở não.

Hầu hết các trường hợp vào viện vì cơn thiếu máu não thoáng qua đều do cục máu đông. Cục máu đông có thể do xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim… Cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu tới một phần não bộ, từ đó ảnh hưởng đến các phần cơ thể được kiểm soát bởi vùng não bị tổn thương. Sau khi cục máu tan, các triệu chứng sẽ biến mất.

Các triệu chứng khi bị thiếu máu não thoáng qua:

- Mất thị lực đột ngột, mù điểm thoáng qua

- Yếu nửa người, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút

- Rối loạn ngôn ngữ, khó uống, nuốt

- Rối loạn cảm giác nửa người

- Rối loạn phối hợp vận động và thăng bằng

- Chóng, ngất xỉu, đau đầu nhẹ

Trong đó khoảng 50% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thường bị yếu nửa người, trên 30% bị giảm cảm giác nửa người, còn lại thường gặp nói khó, mù mắt thoáng quá, chóng mặt.

Song những triệu chứng này có thể sớm trở lại, tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, đặc biệt ở những người trẻ.

"Thời gian" vàng trong cấp cứu đột quỵ

GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, khung giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ là đến viện trước 4,5 giờ, khi đó bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu huyết khối, ở khung 6 giờ, bác sĩ vẫn có thể can thiệp cơ học lấy huyết khối.

Empty

Tuy nhiên ngay tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến trước 6 giờ chỉ chiếm khoảng 3,5% (số liệu năm 2018), trong khi tại Mỹ, tỉ lệ này là 12-17%.

Tại bệnh viện lớn như Bạch Mai, tỉ lệ bệnh nhân đến kịp khung giờ vàng chiếm khoảng 5-7%. Đó là con số vô cùng khiêm tốn.

Thời gian vàng trong đột quỵ là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được quy ước như sau:

Trong vòng từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông.Bệnh nhân đến trong khoảng thời gian này nếu được chẩn đoán là đột quỵ nhồi máu não thỏa các điều kiện sức khỏe cho phép: Sẽ được tiêm thuốc tan máu đông đường tĩnh mạch rTPA (Alteplase).

Nếu chẩn đoán được bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch lớn nội sọ (Cảnh trong, não giữa M1, thân nền…) có thể tiêm rTPA nhưng phải chuyển ngay bệnh nhân đến “Phòng DSA” can thiệp lấy huyết khối vì xác suất tái thông do thuốc thành công thấp trong tắc mạch lớn.

Trong vòng 6 giờ đối với nhồi máu não can thiệp lấy huyết khối. Bệnh nhân đến sau 4,5 giờ sẽ không còn chỉ định tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch nữa (cho dù tắc mạch nhỏ cũng không được sử dụng).

Nếu bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não chẩn đoán được do tắc động mạch lớn đến trong khoảng thời gian này sẽ được can thiệp nội mạch lấy huyết khối.

Can thiệp tái thông càng sớm càng nhanh chóng sẽ càng tốt cho bệnh nhân.

Càng sau mốc 6 giờ tổn thương não càng nặng, hiệu quả can thiệp càng kém, tai biến biến chứng sau can thiệp càng cao.

Thời gian can thiệp sau 6 giờ là “can thiệp cầu may” tìm thêm cơ may cho bệnh nhân đến trễ nếu bác sĩ có thể chứng minh được là còn cơ may cho bệnh nhân, “còn vùng tranh tối tranh sáng” nghĩa là vùng tế bào não thiếu máu nuôi chưa chết hẳn còn có thể hồi phục.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công