largeer

Share This Post

SG247

Người dùng đánh giá 1 sao trên gian ứng dụng CH Play sau khi Zalo triển khai hoạt động thu phí

Đối với chị Tuyết Mai - chủ một siêu thị sữa (Thái Bình) chia sẻ: "Cũng có thể đồng ý với việc trả phí để được “thỏa sức” kinh doanh trên nền tảng Zalo. Nhưng thời buổi khó khăn, nếu thuận lợi thì không sao? Nếu kinh doanh kém hiệu quả thì biết xoay sở thế nào, trong khi đang từ miễn phí phải gánh thêm một khoản phí không hề ít ỏi. Tôi sẽ xóa app, họ tự đánh giá mình quá cao rồi”.

Thông tin trên Lao Động, từng gắn bó và kinh doanh nhiều năm trên nền tảng Zalo, nhiều chủ shop online nhận định, Zalo còn rất nhiều nhược điểm, hạn chế nên họ quyết định xoá app khi ứng dụng này triển khai thu phí người dùng.

3 năm trước, chị Bùi Thị Là - chủ cửa hàng vải thời trang trên phố Tân Mai, Hà Nội, “chập chững” bước vào con đường kinh doanh online thông qua ứng dụng Zalo. Thao tác sử dụng đơn giản, tiện ích kết nối dễ dàng lại miễn phí sử dụng là lý do khiến chị chọn ứng dụng này làm bạn đồng hàng trong những ngày đầu lấn sân:

“Bản thân tôi trước kia là một người không thạo về công nghệ. Nên khi quyết định kinh doanh online, điều đầu tiên tôi tìm kiếm là một ứng dụng dễ kết nối, dễ sử dụng. Thời gian đầu, tôi đánh giá khá cao các tiện ích trên Zalo. Từ việc đăng bán sản phẩm đến kết nối khách hàng đều nhanh chóng, thuận tiện. Hơn nữa, ứng dụng cũng giúp tôi tiếp cận phân khúc khách hàng mình mong muốn, đảm bảo lượng khách online thường xuyên.

Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của 3 năm về trước. Bởi hiện nay, các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay mạng xã hội Tiktok phát triển mạnh mẽ, được nhiều khách hàng mặc định làm nơi cung cấp sản phẩm.

Trong khi tình hình kinh doanh trên Zalo của cửa hàng tôi hiệu quả kém dần, khả năng lưu trữ dữ liệu của Zalo kém hơn. Vậy thì có lý do gì để tôi chần chừ tiếp cận và chuyển dần sang các nền tảng này trong khi Zalo thực hiện thu phí và bóp tính năng với người dùng?” - chị Là nhấn mạnh.

Empty

Theo chị Tuyết Mai - chủ một siêu thị sữa (Thái Bình), việc Zalo tính gói thuê bao thực chất chỉ muốn nhắm vào người dùng nền tảng Zalo để kinh doanh, buôn bán.

Hạn chế về mặt tin nhắn chính là hạn chế về mặt khách hàng. Hơn thế, việc người lạ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký sẽ khiến lượng tương tác với bài viết của người bán giảm theo, gây ảnh trực tiếp tới hưởng tới lợi nhuận thu về hàng tháng.

"Cũng có thể đồng ý với việc trả phí để được “thỏa sức” kinh doanh trên nền tảng Zalo. Nhưng thời buổi khó khăn, nếu thuận lợi thì không sao? Nếu kinh doanh kém hiệu quả thì biết xoay sở thế nào, trong khi đang từ miễn phí phải gánh thêm một khoản phí không hề ít ỏi. Tôi sẽ xóa app, họ tự đánh giá mình quá cao rồi” - chị Mai nói.

Empty

Như đã thông tin trước đó, bắt đầu từ ngày 1-8, Zalo sẽ bắt đầu hạn chế một số tính năng của người dùng phổ thông. Để có thể sử dụng thoải mái, người dùng cần phải mua 1 trong 3 gói trả phí, gồm Standard (2.800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày).

Nếu không sử dụng bản trả phí, người dùng sẽ bị giới hạn danh bạ tối đa 1.000 liên hệ. Cùng với đó, tài khoản không trả phí còn gặp một số hạn chế, gồm: mỗi tài khoản chỉ được trả lời tin nhắn từ người lạ 40 tin/tháng; sẽ không sử dụng được username; chỉ có 5 tin nhắn nhanh… Người lạ cũng sẽ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký, số lượ

Empty
Empty

ng tìm kiếm người khác qua số điện thoại cũng giới hạn còn 40 lần.

Từ khi công bố sẽ tiến hành thu phí và vấp phải làn sóng phản ứng của một bộ phận người dùng Việt Nam, đến nay, Zalo không có động thái cập nhật lộ trình thực hiện hay thông tin liên quan nào khác.

Empty

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công