largeer

Share This Post

SG247

Người phụ nữ ở Quảng Bình bị nước lũ cô lập nhịn đói 3 ngày bật khóc khi thấy lực lượng cứu hộ

Tình hình mưa lũ tại miền Trung đang càng ngày càng khó khăn, mặc dù một số người đã được sơ tán đến nơi an toàn hơn nhưng tại những vùng khó tiếp cận, bà con vẫn phải gồng mình chống chọi với mực nước dâng cao từng giờ. Mới đây, hình ảnh về người phụ nữ bật khóc nức nở khi nhìn thấy lực lượng cứu hộ khiến cư dân mạng không khỏi xót xa.

Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... những ngày này đang hứng chịu biết bao thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Mọi người đều mất trắng chỉ sau khi nước lũ dâng cao, tính mạng con người cũng rơi vào nguy hiểm vì căn nhà có thể chìm trong biển nước bất cứ lúc nào không hay.

Nước dâng cao, nhiều nhà dân không kịp sơ tán đã phải trèo lên nóc nhà, cầu cứu sự trợ giúp của hàng xóm và lực lượng cứu hộ. Đồ ăn, thức uống và vật dụng cá nhân đều không thể cầm cự được cho tới khi nước rút.

Empty

Theo một đoạn video đăng tải trên Tuổi Trẻ đã ghi lại được hình ảnh người phụ nữ Quảng Bình bật khóc nức nở sau khi nhìn thấy lực lượng cứu hộ.

Empty

Theo chia sẻ của bà L., bà và gia đình bị cô lập trong biển nước, phải nhịn đói 3 ngày nay do hết lương thực. Vị trí nằm trong khu vực khó tiếp cận nên lực lượng cứu hộ cũng chưa thể vào sâu ứng cứu. Biết tin có lực lượng cứu hộ, bà và chồng đã chèo ghe ra khu vực có các cán bộ, chiến sĩ để xin lương thực về cho gia đình.

Empty

Gia đình bà L. chỉ là một trong nhiều hộ hiện đang bị cô lập, sống cảnh màn trời chiếu đất do nước lũ ngập sâu.

Theo dự báo thời tiết, mưa lũ vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng vào miền Trung trong những ngày tới. Nhiều người đã đăng tải trên mạng xã hội chia sẻ chỗ ở và lương thực cứu đói cho bà con miền Trung, nâng cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Tính đến thời điểm hiện tại lũ tại Quảng Bình đã vượt mức năm 1979, mưa lũ khiến gần 97.000 ngôi nhà bị vùi lấp, tuyến đường sắt Đồng Hới - Hà Nội ách tắc.

Empty

Sáng 20.10, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Bình, cho biết lượng mưa và mực nước tại các trạm đo từ 1 giờ ngày 16.10 đến 5 giờ ngày 20.10, trên sông Gianh tại Đồng Tâm 8,47 m (trên báo động 1: 1,47 m), sông Gianh tại Mai Hóa 5,71 m (trên báo động 2 0,71 m), trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 4,33 m (trên báo động 3: 1,63m, trên lũ lịch sử năm 1979 là 0,42 m); trên sông Kiến Giang tại Kiến Giang 9,40 m (trên áo động 1: 1,4 m) và trên sông Nhật Lệ tại Đồng Hới 1,9 m (trên báo động 2 0,4 m).

Từ 6 giờ đến 12 giờ tới, lũ xuống rất chậm và vẫn ở mức rất cao: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 4,0m (trên báo động 3: 1,30 m, cao hơn lũ lịch sử năm 1979 là 0,09 m. (Mực nước đạt đỉnh lũ là 4,88 m, trên báo động 3: 2,18m trên lũ lịch sử năm 1979 là 0,97m), sông Gianh tại Mai Hóa 5,20 (trên báo động 2:0,2 m). Hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đã đầy nước.

Tuyến đường sắt, hiện nay chỉ lưu thông được hướng từ Đồng Hới đi TP.HCM, tuyến đường Quảng Bình đi Hà Nội không thể lưu thông do đoạn qua thôn Minh Lệ, xã Quảng Minh bị ngập sâu 0,35 m; đoạn qua Kim Lũ (Tuyên Hóa) bị sạt lở (tại Ga Đồng Hới đang có tàu SE8 với 156 hành khách không thể đi được). Nhiều nơi trên Quốc lộ 1 ngập sâu từ 0,3 – 2 m.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Bình, hiện có gần 97.000 ngôi nhà bị ngập, nặng nhất là H.Lệ Thủy với khoảng 32.000 ngôi nhà bị ngập nước ở hầu hết các xã thuộc huyện. Đồng thời, di dời hơn 23.000 hộ dân đến nơi an toàn. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt lở gây chia cắt, cô lập cục bộ. Mưa lũ lịch sử cũng khiến 4 người tử vong, 9 người bị thương; gây hư hỏng 19 ngôi nhà.

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công