largeer

Share This Post

SG247

Nhập Long Thành, Nhơn Trạch vào TP. Hồ Chí Minh: Không hẳn vô lý

Sau khi Báo Lao Động có bài “Kéo” sân bay Long Thành về TP.Hồ Chí Minh có khả thi?” trong đó đặt vấn đề nhập hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch của Đồng Nai vào TP.Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều bạn đọc tham gia góp ý, hiến kế với nhiều ý kiến trái chiều.

Trong đó, có nhiều ý kiến đồng tình trong bối cảnh trung tâm TPHCM hiện nay đang ngập nặng.

Chuyển dân TPHCM sang Long Thành, Nhơn Trạch để…chống ngập!

TP.Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với một thực tế, hễ cứ mưa là ngập. Điển hình là câu chuyện chiều ngày 3.6, mưa xối xả kéo dài hơn tiếng khiến đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TPHCM) ngập sâu lút bánh xe máy, giao thông xung quanh bị rối loạn.

TP.Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với một thực tế, hễ cứ mưa là ngập. Anh Minh Quân

TP.Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với một thực tế, hễ cứ mưa là ngập. Anh Minh Quân

Một báo cáo của báo cáo của Viện Toàn cầu McKinsey mới đưa ra, nếu không có nỗ lực giảm thiểu tác động của nước biển dâng và cải thiện quy hoạch đô thị, TPHCM đối mặt với hàng tỉ USD thiệt hại mỗi năm, kèm theo nguy cơ về một sự kiện thiên tai cực đoan có thể tàn phá diện rộng. Kịch bản xấu là 2/3 TPHCM sẽ bị ngập thường xuyên vào năm 2050.

Trước câu chuyện trên, bạn đọc Lê Vĩnh Cẩn đặt vấn đề: “Đất Thành phố Hồ Chí Minh quá thấp, ngập lụt sẽ ngày càng nặng nề hơn, nếu Long Thành, Nhơn Trạch về Thành phố để chuyển dần dân sang đó thì quá tốt”.

Huyện Nhơn Trạch nhìn từ bản đồ.

Huyện Nhơn Trạch nhìn từ bản đồ.

Bạn đọc Đỗ Thu Hồng nêu ý kiến: “Thành phố trong thành phố nhiều nước trên thế giới đã làm và làm rất tốt. TP. Hồ Chí Minh nên tiến về phía đông - đó là phương án tốt, không ngập lụt, đất nền chắc, kết nối giao thông đi nam bắc đông tây đều tiện, nhiều quĩ đất để Thành phố giãn dân. Tại sao lại không thể !?”.

Còn bạn đọc có tên Nguyễn thì đưa ra nhận định: “Theo tôi đây là ý tưởng tuyệt vời, sẽ có lợi rất nhiều cho TPHCM trong tương lai, đặc biệt là có cao độ địa chất tốt không lo cho ngập úng do biến đổi khí hậu, ý tưởng này tỉnh Đồng Nai nên ủng hộ, lãnh đạo Đồng Nai nên có tầm suy nghĩ vì lợi ích quốc gia”.

Đừng nhập nếu chỉ lợi cho buôn bán đất đai

Năm 2017, Thủ tướng vừa phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi vùng TPHCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TPHCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang.

Huyện Long Thành ngay sát TP.HCM. Ảnh chụp bản đồ

Huyện Long Thành ngay sát TP.HCM. Ảnh chụp bản đồ

Dự báo đến năm 2030, dân số khoảng 24 - 25 triệu người.Đặc biệt, quyết định quy định về Tiểu vùng đô thị trung tâm: Bao gồm TPHCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai); trong đó, TPHCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; thành phố Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc, thành phố Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông. Đô thị Củ Chi - Hậu Nghĩa - Đức Hòa là các đô thị động lực vùng phía Tây Bắc. Các đô thị Bến Lức - Cần Giuộc - Hiệp Phước là các đô thị sinh thái phía Tây Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TPHCM: Nhơn Trạch và Long Thành nếu được sáp nhập về TPHCM sẽ trở thành một khu đô thị sân bay, với điểm nhấn trung tâm là sân bay quốc tế Long Thành thì sự hình thành các khu vực phụ cận và phụ trợ hàng không sẽ thu hút nguồn đầu tư khổng lồ. Không những giúp TPHCM giải quyết được vấn đề giãn dân mà còn giúp thành phố có thêm quỹ đất rất lớn để phát triển bất động sản trong dài hạn.

Tuy nhiên, về vấn đề trên, bạn đọc Võ Len cho rằng: "Ý tưởng trên đúng là chỉ ở mức tầm nhìn chứ không thực tế. Tách thành phố Đông, gia nhập thêm Long Thành, Nhơn Trạch là khâu đà bất động sản hút tiền mà không phải sản phẩm tri thức được sản xuất.

Định hướng phân chia để phát triển cần có luật, giai đoạn thông qua bất động sản làm đà phải minh bạch, đừng thu đất dân giá rẻ làm lợi cho quan chức. Giai đoạn sau cần hỗ trợ nhà nước giải phóng mặt bằng từng khu chỉ dành cho nghiên cứu sáng tạo...".

Chia sẻ ngay

Chúng tôi vừa gửi cho bạn mật khẩu mới . Vào Mail để lấy mật khẩu nhé .
Chúc mừng ! Bạn đã đặt lại mật khẩu thành công.
Đổi mật khẩu thành công